ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:38:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xúc tiến dự án hỗ trợ phát triển lúa - tôm

Báo Cà Mau Ngày 18/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì cuộc họp xúc tiến dự án hỗ trợ phát triển sản xuất vùng lúa - tôm. Tham dự có đại diện Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú.

Cuộc họp nhằm đánh giá mô hình ở huyện Thới Bình thời gian qua và đưa ra kế hoạch, định hướng của tỉnh trong thời gian tới.

Trình bày nội dung đề xuất nhân rộng mô hình lúa - tôm, ông Lâm Thái Xuyên, đại diện Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú, thông tin, tổng diện tích mô hình lúa - tôm tại Cà Mau gần 38.000 ha; năng suất bình quân tôm sú đạt từ 250-300 kg/ha, lúa 3-4,5 tấn/ha, tôm càng xanh 250-300 kg/ha.

Tỉnh hiện đang thí điểm triển khai Dự án đầu tư sản xuất lúa - tôm có trách nhiệm (Dự án) tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, với diện tích trên 46 ha, có 17 hộ nuôi. Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú làm chủ dự án, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác từ WWF Việt Nam và Deltares - Hà Lan.

Ông Xuyên cho biết thêm, giai đoạn 2023-2032, Dự án sẽ triển khai 30.000 ha tại ĐBSCL. Dự án đang triển khai giai đoạn 2 (từ năm 2023-2024) tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình với diện tích 150 ha.

Mục tiêu Dự án là nâng cao năng suất, chất lượng tôm - lúa thông qua thực hiện theo Tiêu chuẩn ASC; tăng thu nhập cho người dân; tăng cường trao đổi nước, giám sát bồi lắng phù sa đồng ruộng; xây dựng chuỗi liên kết tôm - lúa và tăng cường liên kết các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực tôm - lúa; thúc đẩy phát triển bền vững tôm - lúa, tiếp cận vốn vay ưu đãi; nâng cao năng lực và nhận thức về sản xuất có trách nhiệm và an toàn môi trường.

Mục tieu cụ thể, thực hiện sản xuất theo chứng nhận ASC cho nuôi tôm tại Cà Mau, năng suất tôm đạt 500 kg/ha (mô hình truyền thống 200-250kg/ha); thực hiện sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ hoặc an toàn, năng suất đạt 4-5 tấn/ha.

Hướng tới giúp tăng thu nhập của nông hộ lên 3 lần, lợi nhuận đạt ít nhất 100 triệu đồng/ha/năm thông qua việc cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hộ sản xuất được liên kết với công ty thu mua.

Bên cạnh đó, tăng cường chuỗi liên kết lúa - tôm, Công ty Minh Phú liên kết với người dân, hướng dẫn hộ dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ và tổ chức thực hiện đánh giá chứng nhận; tổ chức thu mua sản phẩm tôm đạt chứng nhận cho hộ tham gia (giá tăng thêm 5.000 đồng/kg).

Tỉnh hiện đang thí điểm triển khai Dự án đầu tư sản xuất lúa - tôm có trách nhiệm tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, với diện tích trên 46 ha, có 17 hộ nuôi. Ảnh: KIM CƯƠNG

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định, tỉnh, chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao Dự án, đặc biệt là diện tích chứng nhận ASC, đây là tiền đề quan trọng để phát triển trong thời gian tới. Tỉnh Cà Mau cam kết sẽ tích cực tham gia vào quá trình thử nghiệm này.

Mong muốn triển khai thêm ở nhiều vùng nuôi khác, đặc biệt là vùng chuyên tôm trong tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử lưu ý: “Chúng ta phải đánh giá một cách khoa học, khách quan, sát thực tế để triển khai hiệu quả Dự án ở giai đoạn 2 cũng như trong 10 năm tiếp theo. Vấn đề tôi đặc biệt quan tâm là việc tiếp cận của người nuôi, song song đó là yếu tố hạ tầng phục vụ sản xuất. Cần nghiên cứu tính khả thi việc giúp người dân tiếp cận nguồn vay thông qua doanh nghiệp mà cụ thể là Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú; làm gì để giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và phát huy hiệu quả của mô hình”./.

 

Phú Hữu

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.