ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:44:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Rèn nghị lực, toả trái tim” - Bài 2: “Bứt” giới hạn

Báo Cà Mau (CMO) Chạy bộ cũng được các “chân chạy” ví von như “ánh sáng cuối đường hầm”, đem lại tinh thần khoẻ khoắn và niềm vui sướng tột cùng khi chinh phục vạch đích. Tuy nhiên, chạy bộ ngỡ như rất lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ.

> Bài 1: Chạm đích yêu thương

Liệu sức trên đường chạy

Khi được hỏi, động lực nào khiến anh dấn thân và nỗ lực tập luyện chạy bộ, anh Hồ Ðăng Lạc, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, mỉm cười: “Chỉ cần xỏ được đôi giày tốt là mình có thể chạy bất kỳ đâu. Mỗi khoảnh khắc chân tiếp đất đều mang lại nhiều ý tưởng mới mẻ, ngủ ngon hơn và giải toả áp lực trong công việc lẫn cuộc sống”.

Còn với anh Nguyễn Thành Long, Phường 4, TP Cà Mau, mỗi giải chạy online hay offline đều có những thử thách riêng cho bản thân. “Nếu như đường chạy offline khắc nghiệt, áp lực tốc độ và thời gian để bứt phá giới hạn của mình đạt được, thì giải online cho mình tâm lý thoải mái hơn, mà ý nghĩa nhất là giá trị tinh thần được trao đi” , anh Long nói.

Các VĐV đồng hành cùng sự kiện "Chạy bộ xuyên Việt năm 2022 - Chia sẻ và kết nối" chinh phục chặng đường cuối Cà Mau - Đất Mũi

“Dẫu một số vận động viên (VÐV) không phải là người hoàn thành cự ly nhanh nhất nhưng vẫn có cơ hội kết nối, chia sẻ kinh nghiệm với những người chạy bộ thân thiết với nhau, họ đồng điệu về sở thích và tận hưởng cuộc hành trình sải bước tuyệt vời”, ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau, bày tỏ nhân dịp họp mặt các CLB trên địa bàn tỉnh.

Biết rằng, chạy bộ mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ, nhưng nếu bạn chỉ quen ngồi trước màn hình máy tính và ít vận động, thì việc dậy sớm đã khó, huống gì là chạy bộ. Mặt khác, đối với những cự ly 21 km, 42 km hay tại các giải chạy bộ địa hình đòi hỏi rất nhiều về mặt thể lực, thì người chạy càng phải biết liệu sức, chuẩn bị kỹ về mọi mặt, tuyệt đối không tham gia kiểu tuỳ hứng, thử sức.

Anh Lê Phúc Triển, Phường 5, TP Cà Mau, thành viên năng nổ, gắn bó với CLB Chạy bộ Cà Mau (CMRC) từ những ngày đầu thành lập, kể về trải nghiệm đáng nhớ khi chinh phục cự ly 42 km lần đầu tiên ở Giải Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2019: “Ở cự ly 33-34 km, tôi cảm nhận cơ thể đã tới ngưỡng, đuối sức, nên tôi điều chỉnh lại nhịp độ chậm hơn, không cố sức để hạn chế chấn thương và về đích an toàn”. Theo anh Triển, trước giải chạy khoảng 1 tháng, anh đã có kế hoạch tập luyện riêng, vừa chạy đường dài để cơ thể thích nghi, vừa kết hợp chế độ ăn uống hợp lý… và tránh những cuộc vui trước giải.

Anh Lê Ðức Hân (làm việc tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) hài hước nhắc đến kỷ niệm nhớ đời của mình khi không đủ sức về đích tại giải Dalat Music Run 2022: “Tôi khởi động không kỹ, trước giải có uống một ít bia với anh em nên đến km thứ 19 tôi bị chuột rút nặng, đuối sức và ôm chân lăn lộn”.

“Ngưỡng” an toàn

Tại giải HCMC Marathon 2019, một bạn trẻ 24 tuổi đột quỵ khi vừa tới mốc thứ 18 km của hành trình chinh phục cự ly 42 km, dù trước đó được biết đến như một đôi chân chạy đạt nhiều thành tích cao. Ở Giải marathon quốc tế Ultra trail Dalat 2020 cự ly 70 km, một VÐV bị lũ cuốn trôi. Một VÐV tham gia Giải Vnexpress Marathon Sparkling Quy Nhơn (Bình Ðịnh) đã không thoát khỏi bàn tay tử thần sau khi được cấp cứu... Nói về những trường hợp này, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, chia sẻ: “Không ít VÐV chạy cự ly dài gặp phải tình trạng tụt đường huyết dẫn đến kiệt sức. Do cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, mất điện giải, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn hoạt động của tế bào, nhịp tim, hệ tuần hoàn…”.

Nhấn mạnh sâu về vấn đề này, Bác sĩ CKII Trần Hoán Toàn, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, chỉ ra rằng: “Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, hô hấp đã biết trước đó thì nên thận trọng và cần đi khám để bác sĩ tư vấn có cho chạy bộ hay không. Bình thường tim đập 70-80 lần/phút, nhưng khi rối loạn, nhịp tim tăng lên 300-400 lần/phút, gây tụt huyết áp, ngất xỉu và có thể ngừng tim ngay sau đó”.

Khoảnh khắc bứt giới hạn của anh Vương Ngọc Trìu tại Giải Vietcombank Run 2023.

Bác sĩ Toàn lưu ý, kể cả các VÐV chuyên nghiệp và phong trào khi chạy bộ hay chơi bất kỳ môn thể thao nào cũng cần thăm khám sức khoẻ thường xuyên. Siêu âm tim có thể phát hiện khoảng 75% bất ổn ở tim, dẫn đến biến cố tim mạch chết người trong khi chạy mà không có một dấu hiệu cảnh báo nào. Nếu thấy cơ thể chạm ngưỡng thì không gượng ép quá sức mà dẫn đến rối loạn nhịp tim gây ra hậu quả đáng tiếc.

Riêng đối với chạy tích luỹ thành tích trong các giải online đóng góp vào quỹ thiện nguyện, nếu không có kế hoạch phân bổ thời gian chạy hợp lý kết hợp nghỉ ngơi đúng cách, VÐV sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương. Những người mới bắt đầu chạy hoặc chạy lại sau một thời gian gián đoạn rất hưng phấn và dễ rơi vào tình trạng cơ thể quá tải, khiến suy kiệt thể lực lẫn tinh thần, hay tệ hơn là bị chấn thương ngay trước giải chạy mà họ đã dày công tập luyện để tham gia.

 Đoàn chạy bộ xuyên Việt cùng VĐV Cà Mau trao quà cho 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Trí Phải Tây, huyện Thới Bình

“Ðau nhức cơ, mệt mỏi sau khi chạy là chuyện bình thường đối với dân chạy bộ. Như đánh dấu một cột mốc thể lực mới, vượt qua giới hạn quen thuộc. Bằng việc liên tục thử thách bản thân với các mục tiêu xa hơn, bài tập khó hơn, cơ thể sẽ dần thích nghi với ngưỡng thể lực mới, thì đau nhức sẽ giảm dần…”, anh Ðoàn Việt (PVCFC Run) chia sẻ.

Mỗi chân chạy đều có lý do khác nhau khi bén duyên với chạy bộ, nhưng có thể nhiều người sẽ đồng tình với chị Cao Thị Thuý, thành viên CMRC: “Cảm giác vừa chạy vừa ngắm cảnh, ngắm người, selfie vài bức ảnh, hít thở khí trời chắc chắn sẽ thú vị hơn. Tuy nhiên, chạy ngoài đường cũng có những rủi ro nguy hiểm về giao thông không thể lường trước được”.

Mọi người thường chọn tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối, đây cũng là thời điểm mà tầm quan sát của người chạy bộ hay người điều khiển phương tiện giao thông đều rất hạn chế. Ðặc biệt, trên các tuyến đường nội ô thì mật độ phương tiện đông, vỉa hè bị lấn chiếm khiến người chạy bộ phải di chuyển xuống lòng đường. Tương tự, các tuyến quốc lộ không có vỉa hè buộc người chạy phải chạy dưới lòng đường. Chị Thuý nói thêm: “Các VÐV nên trang bị thiết bị hoặc trang phục phản quang, để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khi chạy bộ”.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ðề phòng những sự cố xảy ra, chúng tôi sẽ nghiêm khắc trong việc cấp phép tổ chức giải chạy sắp tới để đảm bảo an toàn chuyên sâu, như chuẩn bị đường đua ở mức tốt nhất, có thông báo và bảng chỉ dẫn cụ thể để VÐV nắm được... Quan trọng nhất, đội ngũ y tế phải trang bị đầy đủ kiến thức và vững vàng chuyên môn để xử lý kịp thời mọi sự cố của VÐV trên đường chạy, để an toàn về đích cũng như tận hưởng niềm vui chiến thắng trọn vẹn”./.

 

Mây Mỹ

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.