(CMO) Ðề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CÐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ðề án 06) là đề án quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, phục vụ chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, phục vụ Nhân dân, nhưng cũng là nhiệm vụ rất khó. Song, dù khó đến đâu, chúng tôi cũng quyết tâm hoàn thành 8/11 dịch vụ công trực tuyến theo đề án, đồng thời mở rộng thực hiện 187/224 nhóm dịch vụ công khác của lực lượng Công an Nhân dân. Trên tinh thần đó, Công an tỉnh sẽ là lực lượng đi đầu, chỉ đạo toàn ngành cùng vào cuộc, thấy khó, thấy còn nghẽn ở điểm nào thì tìm giải pháp khai thông, tháo gỡ ngay. Kết quả trong thực hiện Ðề án 06 sẽ gắn với kết quả thi đua hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, làm thước đo và động lực để lực lượng toàn ngành phát huy tối đa hiệu quả, góp phần phục vụ công tác CÐS cho tỉnh nhà”, Ðại tá Trần Văn Thi, Phó giám đốc Công an tỉnh, kỳ quyết.
Khai thông các “điểm nghẽn”
CÐS là một hình thức phát triển mới, nhất là đối với người dân vùng nông thôn, do đó việc triển khai phải từng bước và rút kinh nghiệm. Tham gia buổi toạ đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác làm sạch dữ liệu dân cư, cấp CCCD, định danh điện tử (ÐDÐT) và thực hiện Ðề án 06 trong lực lượng Công an tỉnh” do Ðại tá Trần Văn Thi điều hành ngày 26/2 vừa qua, chúng tôi thấy được sự nghiêm túc và quyết tâm của ngành vì mục tiêu, nhiệm vụ này.
Ðể buổi toạ đàm đạt hiệu quả cao nhất, bám sát nội dung 4 chuyên đề (công tác cấp CCCD, VNeID; làm sạch dữ liệu thông tin công dân; các nhiệm vụ Ðề án 06 và chuyên đề cập nhật dữ liệu đăng ký xe mô tô), Ban giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các trưởng phòng PC06, PC08, trưởng công an huyện, thành phố có bài tham luận, không theo kiểu báo cáo thành tích mà tập trung vào các vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả; kể cả những khó khăn, vướng mắc dẫn đến chưa đạt kết quả đề ra, từ đó có giải pháp cụ thể trong thời gian tới.
Chia sẻ những khó khăn trong công tác cập nhật dữ liệu đăng ký xe mô tô, triển khai nộp phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cổng Dịch vụ công quốc gia, Thượng tá Trần Quốc Phong, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, thông tin, trình tự nộp phạt thao tác nhiều bước, phải có điện thoại thông minh, có tài khoản ngân hàng, sim phải đăng ký chính chủ… Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm chưa đáp ứng các điều kiện trên nên không thể sử dụng dịch vụ công, ảnh hưởng đến tỷ lệ nộp phạt qua dịch vụ công.
Công an xã Lâm Hải phối hợp với Tổ Công nghệ số cộng đồng ấp Biện Trượng khắc phục khó khăn đến tận nơi hỗ trợ chuyển đổi số cho người dân. |
Thượng tá Phong đề ra giải pháp: “Ðối với nộp phạt qua dịch vụ công trực tuyến, hàng ngày bố trí người trực tiếp hướng dẫn, chỉ dẫn người vi phạm (khi đến PC08 xử lý) thao tác các bước nộp phạt qua dịch vụ công trực tuyến. Ðồng thời, hướng dẫn họ bổ sung các điều kiện cần thiết và tuyên truyền sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, tuyên truyền, hướng dẫn trên Zalo, Facebook... nhằm lan toả rộng rãi cho mọi người biết, thực hiện. Ðồng thời, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân bằng nhiều kênh, phổ biến sự tiện ích và thực hiện nộp hồ sơ đăng ký xe qua dịch vụ công trực tuyến để người dân nắm và phối hợp thực hiện tốt”.
Tại huyện Ðầm Dơi, hiện công dân sinh năm 2004, 2005, 2007, 2008 tại các điểm trường trong huyện có 505 học sinh/1.189 trường hợp chưa được cấp CCCD. Trung tá Trần Thanh Vũ, Ðội trưởng Ðội QLHCVTTXH, Công an huyện Ðầm Dơi, cho biết, Công an huyện đã phân công Tổ cấp CCCD đến các điểm trường tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD, đồng thời hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID cho tất cả học sinh đã có CCCD tại các điểm trường, đến nay đạt gần 60%, các trường hợp còn lại tiếp tục cấp hoàn thành trước ngày 15/3/2023.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện cấp CCCD, làm hồ sơ ÐDÐT cho người dân, đã phát sinh một số trường hợp ngoài ý muốn. Ðại tá Trần Văn Thi đã yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra, xác minh, tuyệt đối không để phát sinh các trường hợp tương tự trong thời gian tới.
Quyết liệt hành động, hoàn thành mục tiêu
Nhìn lại 1 năm triển khai thực hiện Ðề án 06, vượt qua khó khăn, thách thức, cùng với sở, ngành, địa phương, ngành công an đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu. Kết quả thành công bước đầu của đề án có ý nghĩa rất quan trọng, có nhiều điểm mang tính đột phá, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và CÐS quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Tuy nhiên, qua báo cáo tổng hợp của toàn ngành cho thấy, còn nhiều nội dung chưa đạt cần phải tập trung thực hiện, nhất là còn 49.741 công dân chưa được cấp CCCD; cấp CCCD cho học sinh lớp 9, lớp 12 phục vụ tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, tốt nghiệp THPT quốc gia; việc người dân đăng ký sử dụng tài khoản ÐDÐT VNeID còn thấp; công tác tiếp nhận hồ sơ cư trú qua dịch vụ công chưa đạt chỉ tiêu được giao...
Ðại tá Trần Văn Thi cho biết, thời gian tới, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm: Ðối với 49.741 công dân thường trú chưa được thu nhận CCCD, đề nghị trưởng công an cấp huyện chỉ đạo trưởng công an cấp xã rà soát, phân loại (hoàn thành trước ngày 15/3/2023). Chỉ đạo Ðội Cảnh sát QLHCVTTXH tiếp tục phối hợp với công an xã, phường, thị trấn bố trí Tổ CCCD lưu động tại các xã, phường, thị trấn còn nhiều trường hợp chưa được cấp CCCD, đến tận nhà thu hồ sơ CCCD cho các trường hợp già, yếu, bệnh tật không đi lại được. Ðồng thời, phối hợp ban giám hiệu các trường đóng trên địa bàn tổ chức thu nhận hồ sơ CCCD cho học sinh đạt 100% trước ngày 15/3/2023. Phòng PC06 tham mưu Giám đốc Công an tỉnh có văn bản giao chỉ tiêu thu nhận hồ sơ ÐDÐT, mức 1, mức 2, hoàn thành trước ngày 1/3/2023. Về kinh phí hỗ trợ hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng, tỉnh đang xem xét để có mức hỗ trợ phù hợp, tạo động lực để cơ sở chung tay hoàn thành nhiệm vụ chung.
"Ðối với địa bàn cấp xã, chúng tôi chỉ đạo trưởng công an xã tham mưu tổ trưởng tổ Ðề án 06 cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, nhất là Ðoàn Thanh niên, Hội LHPN thực hiện tốt công tác tuyên truyền về lợi ích nộp hồ sơ qua dịch vụ công, hướng dẫn công dân thực hiện nộp hồ sơ, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Riêng đối với thủ tục khai báo tạm vắng và thông báo lưu trú thủ tục đơn giản, thao tác dễ thực hiện, hướng dẫn công dân nộp 100% hồ sơ trực tuyến, Ðại tá Thi thông tin thêm.
Ở nơi địa bàn rộng, sông nước chằng chịt, đi lại phụ thuộc con nước như huyện Năm Căn mà chúng tôi đã được tháp tùng cùng lực lượng về tận cơ sở, mục tiêu đề ra đến hết năm 2023 là 100% người dân sẽ thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Thượng tá Mã Thiện Hùng, Phó trưởng Công an huyện Năm Căn, tâm đắc: “Thời điểm khó khăn nhất khi vừa chống dịch, vừa làm CCCD chúng tôi còn không nề hà thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (hiện huyện đã đạt 86%). Chúng tôi xác định thành công của Ðề án 06 là yếu tố quyết định, đảm bảo thành công của CÐS, do đó, việc gì dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả. Quan trọng nhất vẫn là tiếp cận toàn dân, toàn xã hội, phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, có như thế mới đạt được mục tiêu”.
Ðiều khó nhất trong CÐS là phải thay đổi thói quen, thay đổi nhận thức của mỗi người để sẵn sàng tiếp cận với những cái mới, cách làm mới. Do vậy, trong quá trình thực hiện, không thể thiếu lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên - những người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, tiên phong trong việc tiếp cận khoa học - công nghệ, đi đầu trong thực hiện chủ trương CÐS của tỉnh.
Thiếu tá Phạm Trường An, Bí thư Ðoàn Thanh niên Công an tỉnh, cho biết, sẽ tham mưu Tỉnh Ðoàn tổ chức buổi tập huấn trực tiếp và trực tuyến về CÐS nhằm hướng dẫn cán bộ Ðoàn, đoàn viên thanh niên trong tỉnh cách cài đặt, đăng ký tài khoản ÐDÐT; giao chỉ tiêu 100% cán bộ Ðoàn, đoàn viên thanh niên trong tỉnh phải đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản VNeID mức 1 và 2. Ðồng thời, tuyên truyền những thông tin cần thiết về ứng dụng VNeID để cán bộ Ðoàn, đoàn viên thanh niên có thể tuyên truyền, hướng dẫn lại cho người dân tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất, chung sức cùng tỉnh nhà hoàn thành mục tiêu Ðề án 06, để người dân được hưởng lợi và hoà nhập tốt cuộc cách mạng CÐS quốc gia.
Ngày 21/2/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND về triển khai thực hiện Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CÐS quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2023, phải thu nhận ít nhất 300 ngàn tài khoản ÐDÐT VNeID cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển công dân số, đem lại tiện ích cho công dân trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ tuỳ thân của công dân trong các giao dịch điện tử... Trong đó, Công an tỉnh sẽ tổ chức cấp cho nhân viên, người lao động các doanh nghiệp, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh. Ðây là những công dân trẻ tuổi, thường xuyên tiếp cận và có hiểu biết về công nghệ, để cùng lực lượng công an lan toả đến người thân trong gia đình, người dân khu vực sinh sống lợi ích của ÐDÐT, dịch vụ công mang lại.
Loan Phương - Băng Thanh