ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 01:48:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

…Về Cà Mau

Báo Cà Mau Trong vòng quay của đất trời, nhiều người ngoảnh lại, giật mình xuýt xoa: Thời gian qua nhanh quá! Với tôi, biết tin tỉnh Cà Mau tổ chức kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/1/1997-1/1/2017), thảng thốt nhận ra: Mình đã xa quê 20 năm. Lòng dâng đầy những cảm xúc về nơi ấy - Cà Mau.

Theo số liệu của Hội đồng hương Cà Mau: TP Cần Thơ hiện có hơn 7.000 người quê ở Cà Mau sinh sống. Trong đó, có nhiều người rời quê trong thời chiến tranh, có người xa quê được vài năm. Thế nhưng, trong ký ức của nhiều người, mỗi khi nhớ và nhắc về xứ sở luôn đong đầy cảm xúc, xen lẫn tự hào rằng mình là người dân mảnh đất tận cùng cực Nam Tổ quốc.

Niềm tự hào về xứ sở và tình cảm yêu mến lẫn nhau của người Cà Mau được biểu đạt rõ nhất là khi trò chuyện, làm quen và giới thiệu về quê hương: Em (anh, chị, chú...) quê ở đâu? Dạ, em quê ở huyện Thới Bình, Ðầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước, U Minh…

Bởi vậy, biết tin Cà Mau tổ chức kỷ niệm 20 năm tái lập, nhiều người thốt lên: Nhanh quá! Thế mà đã 20 năm rồi!

Một góc TP Cà Mau hôm nay.                                Ảnh: NHẬT HUY

Phần tôi, rời quê sau ngày xảy ra cơn bão dữ (mùng 3 tháng 10 âm lịch năm 1997), tâm cảm của những ngày đau thương, tang tóc ấy vẫn còn lắng đọng và tự dõi theo những bước chuyển mình của quê hương, xem đó là niềm vui, là tình cảm dành cho nơi “Khi ta ở…”. Vì thế, mỗi lần về Cà Mau, tôi lại rong ruổi trên những nẻo quê, cùng các đồng nghiệp ngậm ngùi, day dứt trong từng câu chữ.

… Chuyến về gần đây nhất, tôi ra cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời. Nơi đây đổi thay nhiều quá. Tàu đánh bắt thuỷ sản đông hơn (qua thông tin được biết, cửa biển này có hơn 1.300 tàu đánh bắt thuỷ sản neo đậu, trong đó nhiều tàu của ngư dân miền Trung như Quảng Ngãi, Bình Ðịnh). Thị trấn Sông Ðốc bây giờ nhà lầu mọc cũng dày hơn, trong đó nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại, trị giá 4-5 tỷ đồng. Diện mạo đổi thay đáng chú ý nhất ở phố biển này là giao thông (lộ bê-tông) đã kết nối các khu dân cư gần nhau và tiện lợi hơn. Còn nhớ, cuối năm 2004, Sông Ðốc tổ chức lễ hội 50 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc, đường về xóm biển ngày ấy gian nan, cách trở biết bao.

Là người viết báo ở Cà Mau, ít nhất, một lần bạn cũng phải tìm đến chiêm ngưỡng, trải lòng với rừng đước Năm Căn, hay rừng tràm U Minh Hạ. Bởi 2 mảnh rừng mặn - ngọt của Cà Mau không chỉ là lá phổi xanh bảo vệ môi trường sống cho vùng đất này, mà ở đó, từng ngày diễn ra bao điều thú vị và sinh động. Nào là chuyện nuôi thuỷ sản xen dưới tán rừng đước, chuyện trồng keo lai trên đất U Minh. Rừng Cà Mau đã đi vào nhiều trang văn thơ, nhạc hoạ làm lay động lòng người, nhất là những ai thời đạn bom được rừng cưu mang che chở.

… Một ngày cuối năm này, tôi ghé qua góc rừng U Minh Hạ - nơi hơn 10 năm trước, vào mùa khô hạn, bao con người phải bám rừng, chống lại cơn thịnh nộ của "bà hoả". Trên đất U Minh hôm nay, xen giữa mảnh xanh của tràm, đang có sự hiện diện cây keo lai, cây chuối. Tuy những loại cây trồng này đều được Nhân dân Cà Mau trồng từ nhiều năm qua, nhưng khi được áp dụng khoa học - kỹ thuật đã mang lại một sắc thái mới, dự báo thu lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cách trồng truyền thống. Nhìn những buồng chuối hơn chục nải, dài sát đất của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Chế biến gỗ Cà Mau, tôi thầm mong, rồi đây, Cà Mau sẽ có nhiều hộ nông dân trồng chuối cấy mô để nâng cao thu nhập ngay trên mảnh vườn của mình.

Nghe nói, kỷ niệm 20 năm ngày tái lập, tỉnh Cà Mau thi công 20 công trình, gồm nâng cấp đê biển Tây (đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa); trồng 1.000 cây xanh tại Công viên Văn hoá Hùng Vương; xây dựng mới Bệnh viện Ða khoa khu vực Cái Nước...  Chắc chắn sự hiện hữu của những công trình ấy không chỉ làm cho diện mạo của các địa phương thay đổi, mà còn mang đến nhiều tiện ích của người dân.

Biết tôi về Cà Mau dự lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, nhiều anh chị, bạn hữu là người con của Cà Mau (lực lượng vũ trang có, rồi công chức, sinh viên cũng có) đang sống trên đất Tây Ðô nhắn nhủ, gửi trao: Chia vui và chúc quê mình đi nhanh, đến nhanh, để mỗi khi ngân nga những lời ca “Nghe nói Cà Mau xa lắm”, sẽ cảm nhận “xa” là do vị trí địa lý, chứ Cà Mau thật gần, gần lắm trong mỗi trái tim của chúng ta./.

Hồ Trúc Điệp

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.

Năm con rắn nhắc chuyện nuôi.. trăn

Cà Mau từng có thời “nhà nhà nuôi trăn, người người nuôi trăn”, con trăn đem lại chén cơm manh áo cho nhiều gia đình. Nhưng rồi đầu ra không ổn định, nghề nuôi trăn đi vào bế tắc. Khơi lại chuyện con trăn để tiếc nhớ một thời và cũng hy vọng nghề này có điều kiện khôi phục.