ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 14:21:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Xóm bánh ú” giữ lửa nghề

Báo Cà Mau Mỗi năm chỉ một lần vào ngày Tết Đoan ngọ, “xóm bánh ú” mới rộn ràng vì bếp lửa nhà nào cũng cháy hồng, những bàn tay cứ thoăn thoắt gói từng chiếc bánh một cách say mê để kịp bán tại nhà và gửi hàng lên Sài Gòn.

 

“Xóm bánh ú” là cái tên người dân Cà Mau dành để gọi vui những hộ gia đình ngụ trên đường Quang Trung, thuộc Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau. Ở đây có khoảng 6 hộ gia đình chuyên gói bánh ú nước tro để bán tại nhà và bỏ sỉ ở Sài Gòn phục vụ dịp Tết Đoan ngọ. Cứ khoảng 28 tháng 4 âm lịch là các gia đình rộn ràng tiếng cười vì kẻ gói bánh, người làm nhân… vui cả một con đường. 

Mỗi hộ gia đình thường thuê thêm khoảng 20-40 nhân công tuỳ quy mô lớn nhỏ để gói bánh, mỗi người phụ trách làm 1 khâu. Một chị gói trung bình từ 2.000-2.500 cái bánh/ ngày. Có chị gói giỏi sẽ từ 4.000-5.000 cái bánh/ngày là chuyện thường. Mỗi cái bánh sẽ được chủ nhà trả 800 đồng tiền công. Nhẩm tính một ngày, mỗi chị em cũng kiếm được từ 1,6- 4 triệu đồng và được bao ăn uống tại chỗ. Thế nên, nhiều chị em ở huyện cũng tranh thủ lên làm thêm trong vài ngày.

Mỗi chiếc bánh phải đủ nếp, nhân... và đảm bảo trọng lượng khi giao lên Sài Gòn nên người gói bánh phải rất giỏi nghề.

Bà Quách Thị Bé Sáu, 63 tuổi, một hộ gói bánh ú tại đây hồ hởi: “Có mấy ngày thôi nhưng vui lắm. Cứ năm nào gói là cũng bao nhiêu gương mặt vì các chị em quen tay, ước lượng chính xác. Bánh để bán tại nhà sẽ cho dừa và đậu xanh nhiều, nhưng bánh gửi Sài Gòn phải giảm lượng dừa vì sợ nhân bị meo. Thấy gói dễ chứ không có dễ đâu, phải tập trung và có nghề mới có bánh đẹp, đúng chuẩn. Khâu luộc bánh thì các anh sẽ đảm nhận vì hơi nặng và nóng. Mỗi khâu được trả công khác nhau nhưng cũng tạo được thu nhập cho nhiều anh chị em trong vài ngày”.

Nghề này làm riết thành ghiền. Dù chưa tới Tết Đoan ngọ nhưng cứ rảnh rỗi là các chị em tại “xóm bánh ú” lại tự bày ra gói để luyện tay nghề. Hầu như các chị đều được mẹ truyền dạy nghề gói bánh từ bé nên tay nghề ngày càng nâng lên theo thâm niên. 

Chị Tô Thị Bé Nhỏ, 35 tuổi tâm sự: “Nhà tôi gói bánh bán bánh mấy chục năm rồi, từ hồi mẹ tôi còn sống, năm nào cũng gói. Sau này, tôi vẫn muốn con cháu mình duy trì nghề này. Nhiều lúcnhớ lại cảnh hồi xưa mẹ ngồi chỉ bảo từng chút một cách làm, cách gói mà ứa nước mắt. Tôi cũng dạy các con mình gói, biết đâu sau này tụi nó cũng có kỷ niệm về mẹ giống như tôi vậy. Mình gói bánh mà thấy người ta dùng bánh khen ngon là hạnh phúc lắm”.

Trong không khí vui vẻ, rộn ràng những ngày trước Tết Đoan ngọ, những bàn tay thoăn thoát cuốn lá, múc nhân và buộc dây như những cỗ máy nhanh nhẹn và chuẩn từng li từng tí. Với họ, đây không chỉ là cái nghề kiếm tiền mà là còn là một nét văn hoá truyền thống đáng trân quý cần được lưu giữ và phát huy. 

Chị em phụ nữ vừa gói bánh vừa trò chuyện vô cùng vui vẻ.

Bà Trịnh Thị Phương Hà, 61 tuổi, chia sẻ: “Bánh này xuất xứ từ người Hoa chứ không phải của người Việt, nhưng mình quý nghề và giữ nghề như một cách hoà hợp giữa các dân tộc với nhau. Chúng tôi gói bánh thấy ý nghĩa vì bánh được nâng niu, thưởng thức trong ngày tết đặc biệt. Hiện, tôi cũng dạy cho một vài bạn nữ thích gói bánh để lưu giữ nghề này. Một năm chỉ có vài ngày mà vui như tết cổ truyền vậy”.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng bánh ú nước tro của Việt Nam vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt, mang đậm nét văn hoá của người Việt nói chung và người miền Nam nói riêng. Bánh ú nước tro là một món ăn bình dị và được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Khi cắn vào bên trong nhân đậu xanh ngọt bùi, tan ngay trong miệng sẽ kích thích cả vị giác và khứu giác. Cái tình của người gói bánh gửi gắm trong từng chiếc bánh cũng mang đậm giá trị tinh hoa.

Lam Khánh

Khám phá script trong công việc giám sát an toàn là gì

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Cá về lúc hừng đông

Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.