Trong những năm kháng chiến, vùng đất U Minh có nhiều thay đổi về hành chính qua các giai đoạn lịch sử, có lúc là một phần của huyện Trần Văn Thời, có lúc là một phần của huyện Thới Bình. Ngày 29/12/1978, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 326, nhất trí tách các xã: Khánh An, Nguyễn Phích và Khánh Lâm khỏi địa phận huyện Thới Bình để thành lập huyện U Minh và huyện U Minh được công bố thành lập vào ngày 20/5/1979, đến nay tròn 45 năm. Khi mới thành lập, huyện có 11 xã và 1 thị trấn, qua các lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay huyện có 7 xã, 1 thị trấn, với diện tích 77.589,31 km2, dân số 102.323 người, với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.
Ðược sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, các cấp, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện U Minh đã tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hành trình phát triển.
U Minh giờ đây đã thực sự khoác lên mình chiếc áo mới, với tâm thế vững bước đi lên trong hành trình xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới.
Tuổi trẻ U Minh tiếp nối phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Vòng xuyến cửa ngõ Khánh An được trang hoàng rực rỡ chào mừng kỷ niệm 45 năm thành lập huyện.
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả với phương châm “bốn tại chỗ”. Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, huyện luôn tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh để hoàn thiện hệ thống đê bao giữ rừng.
Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, nhiều công trình thuỷ lợi kết hợp với giao thông được nạo vét và đào mới để tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt, nhằm chuyển từ độc canh cây lúa sang đa canh theo hướng sản xuất hàng hoá. (Trong ảnh: Cống Biện Nhị, xã Khánh Hội).
Diện mạo U Minh sau 45 năm xây dựng và phát triển.
Huỳnh Lâm thực hiện