ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 01:00:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

70 năm sâu nặng nghĩa tình

Báo Cà Mau Hướng tới kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức Hội thảo khoa học "Thanh Hoá với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, dự và phát biểu chỉ đạo.

Dự hội thảo có Ban Liên lạc học sinh miền Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các vụ, viện, trường đại học, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học; đại biểu các tỉnh, thành phố: Ðồng Tháp, Cà Mau, Bình Ðịnh, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau (bên phải) và ông Ðỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tại hội thảo. Ảnh: MINH HIẾU

Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau (bên phải) và ông Ðỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tại hội thảo. Ảnh: MINH HIẾU

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá, khẳng định, sự kiện này chứng tỏ Nhân dân hai miền Nam - Bắc luôn đoàn kết một lòng, sẵn sàng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu, góp phần viết nên trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Thời điểm lịch sử ấy, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá vinh dự là địa phương đầu tiên được Trung ương Ðảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Ðảng, Chính phủ và Bác Hồ giao, bằng tình cảm và trách nhiệm của mình, Thanh Hoá đã tổ chức đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tại các địa điểm: Sầm Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hoá... Ðịa điểm đầu tiên đón tiếp là Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn). Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, việc đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đã diễn ra chu đáo, thân tình, với tình cảm ruột thịt Bắc - Nam một nhà”, ông Trịnh Tuấn Sinh phát biểu.

Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nhận được gần 60 báo cáo tham luận của các đồng chí nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước; các đồng chí nguyên là con em, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và cơ quan, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Mỗi tham luận gửi đến hội thảo là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết của các tác giả, các tập thể, được tiếp cận từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, từ nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng tất cả đều khẳng định chủ trương, đường lối vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Ðảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu đối với cuộc chuyển quân này.

Ông Lại Thế Nguyên, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá, cho rằng, ngay sau hội thảo, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các nhà khoa học, các tác giả, nhân chứng lịch sử để bổ sung, hoàn chỉnh nội dung kỷ yếu hội thảo, bảo đảm chất lượng tốt nhất để xuất bản cuốn sách “Thanh Hoá với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình". Tổ chức phát hành, giới thiệu rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong và ngoài tỉnh được tiếp cận, nghiên cứu, nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của sự kiện lịch sử tập kết, chuyển quân ra Bắc năm 1954-1955./.

 

Phúc Danh tổng hợp

 

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Người tạo dấu ấn

Những ngày lập đông 1954, gió chướng thổi mạnh, không khí lạnh từ biển Ðông ùa vào cửa sông Ông Ðốc, cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ, con em các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Nguyễn Ngọc Cung, xuống tàu Kilinski của Ba Lan đi tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không lâu sau đó, trên đất Bắc, Nguyễn Ngọc Cung trở thành thành viên sáng lập: Hội Sân khấu Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam. Ông sáng tác kịch bản phim "Biển động" vào cuối năm 1957.

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.

Cây vú sữa miền Nam - Một biểu tượng tấm lòng

Cây vú sữa miền Nam là một huyền sử bật nổi giữa muôn vàn câu chuyện về tình cảm miền Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Ðó là một sự thật hồn nhiên của cuộc sống bảo vệ Tổ quốc, nhưng nó kỳ diệu là câu chuyện diễn ra trong lúc ta chuyển quân tập kết.

Khẩn trương, chỉn chu các hoạt động kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (5/11), đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc.