ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 14:57:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra Festival Tôm

Báo Cà Mau Sở Giao thông vận tải đã công bố đường dây nóng 0978.769191 tiếp nhận thông tin xử lý các vấn đề liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thuận tiện, thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của các đại biểu và du khách trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối sản phẩn OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Cà Mau bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm tạo không khí vui tươi, an toàn cho du khách đến Festival Tôm. Ảnh: Một góc trung tâm TP Cà Mau.

Sở Giao thông vận tải giao Thanh tra giao thông tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện vận tải hành khách trước khi xuất bến; kiên quyết xử lý đối với hoạt động của xe dù, bến cóc, các phương tiện vận chuyển khách trái tuyến, chở quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định, vi phạm các quy định về an toàn kỹ thuật phương tiện và các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải.

Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, Công an TP Cà Mau sắp xếp, điều tiết, phân luồng, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt. Phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ…

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cho biết đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi bố trí đầy đủ số lượng phương tiện đã đăng ký vào hoạt động, bố trí nhân viên trực tiếp nhận cuộc gọi đặt xe taxi qua số tổng đài của đơn vị 24/24 giờ/ngày; kịp thời xử lý việc lái xe tự thỏa thuận giá cước, tăng giá cao hơn so với đồng hồ tính tiền, từ chối chở khách khi biết khách có nhu cầu đi lại với quãng đường ngắn…

“Ngành GTVT tỉnh sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm tạo không khí vui tươi, an toàn cho đại biểu và du khách đến dự Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023”, ông Sơn nhấn mạnh./.

 

Trần Nguyên

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.