ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 11:44:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Khmer

Báo Cà Mau (CMO) Ðồng bào dân tộc Khmer có bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Song, trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự giao thoa và du nhập của các nền văn hoá đã làm cho những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer có nguy cơ mai một. Ðáng lo ngại là bộ phận người dân, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên không còn mặn mà với các giá trị truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là rất cần thiết và cấp thiết.

Bài 1: Mai một chữ viết

Cà Mau hiện có 33 dân tộc sinh sống. Trong đó, có 32 dân tộc thiểu số, với người Khmer chiếm số đông, khoảng trên 39 ngàn người. Nét độc đáo đầu tiên phải kể đến của đồng bào dân tộc Khmer là chữ viết. Chính chữ viết là cái gốc làm nên bản sắc văn hoá riêng của đồng bào Khmer, nhưng hiện nay đang dần bị mai một.

Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, cộng đồng dân tộc Khmer nói riêng, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần, góp phần hình thành kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, việc dạy và học chữ Khmer sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, bảo đảm an ninh chính trị, nâng cao dân trí, bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Lớp dạy học tiếng Khmer cho con em đồng bào dân tộc được tổ chức mỗi dịp hè trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Ảnh: ANH QUỐC

Nhiều khó khăn trong bảo tồn

Cà Mau hiện có 3 trường dân tộc chuyên dạy chữ và văn hoá cho con em đồng bào dân tộc Khmer, song song đó là nhiều chính sách ưu đãi riêng cho những học sinh thuộc diện con em đồng bào dân tộc. Thế nhưng, thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh, mà cụ thể là tại các trường dân tộc, đang gặp khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên dạy chữ Khmer; các cơ sở giảng dạy hiện có tại các điểm chùa chưa có tư cách pháp nhân để cấp chứng chỉ, văn bằng; số đầu báo, tạp chí và số kỳ, số lượng ấn phẩm mỗi kỳ phát hành, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer còn ít; chất lượng báo, đài bằng tiếng Khmer chưa cao...

Mặt khác, những năm gần đây một bộ phận giới trẻ lại không mấy mặn mà với những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Một phần do tác động của những loại hình văn hóa ngoại nhập, phần vì việc lưu truyền giữa các thế hệ không được chú trọng nên nhiều thanh niên không hiểu được giá trị di sản văn hoá vô giá của dân tộc mình. Ðặc biệt, điều đáng báo động là thực trạng không ít người Khmer không biết nói, đọc, viết ngôn ngữ của dân tộc mình. Có lẽ do gánh nặng mưu sinh và nhiều nguyên nhân khác nên nhiều gia đình không quan tâm đến việc cho con em mình học tiếng mẹ đẻ, đó chính là điều đáng quan tâm nhất hiện nay.

Ông Huỳnh Văn Hiền, ấp Kênh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Ấp này nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer lắm. Khi trao đổi với nhau mà không có người ngoài thì nói tiếng mẹ đẻ, nhưng hầu như không ai biết viết. Trừ những cháu nhỏ có đi học, còn lại nói giỏi nhưng viết thì không rành”.

Nhiều đơn vị nỗ lực... níu kéo

Ðể cho con em đồng bào dân tộc nghe được, nói được, và quan trọng là viết được chữ Khmer, từ nhiều năm nay trên địa bàn huyện Trần Văn Thời mở nhiều lớp dạy hè cho các em, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Phan Văn Việt, Trưởng phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời,  cho biết: “Hàng năm, theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức dạy chữ Khmer, đơn vị đã phối hợp với UBND thị trấn, các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer và các chùa để tổ chức các lớp dạy chữ Khmer. Năm 2022, do tình hình dịch bệnh nên khai giảng được 7 lớp, trên 100 học sinh tham gia, có 7 giáo viên đứng lớp. Quá trình dạy chữ Khmer được các ngành, các cấp phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng. Qua đó, cho thấy việc tổ chức dạy học đạt kết quả khá cao. Hè năm học 2021-2022, nhiều tập thể và giáo viên được tặng giấy khen”.

Các em học hè sẽ được hỗ trợ tập sách đầy đủ đáp ứng đủ điều kiện học tập tốt.

Mỗi năm, lực lượng giáo viên đứng lớp được bồi dưỡng một khoản kinh phí, không có chế độ chính sách như giáo viên thực thụ. Tuy số tiền bồi dưỡng không đáng kể nhưng đây là món quà tinh thần, đã động viên các giáo viên cố gắng vì mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy chữ Khmer còn những khó khăn nhất định. Thứ nhất, về nhận thức của các bậc phụ huynh đối với việc học chữ Khmer còn hạn chế; chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để con mình đi học. Thứ hai, các em sau khi kết thúc năm học mệt mỏi, chuyển sang học chữ Khmer suốt mấy tháng hè, nên nhiều cháu ngán ngại, hạn chế trong quá trình tiếp thu. Ðó là chưa kể, nhiều cháu còn bận mưu sinh, giúp cha mẹ việc nhà, nên ảnh hưởng nhiều đến học chữ Khmer. Thứ ba, điều kiện đi lại của các em khó khăn, vì không tổ chức được các lớp học tại nhiều địa điểm, có những em phải đi xa, số lượng học sinh theo quy định một lớp từ 15 em trở lên mới được tổ chức... nên một số em dù có nhu cầu nhưng không tham gia học được.

Ðể bao phủ kiến thức cũng như ngôn ngữ, chữ viết cho đồng bào dân tộc Khmer không phải trách nhiệm của đơn vị nào, mà là sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng.

Thực tế hiện nay, con em đồng bào dân tộc Khmer lớn lên đi học phổ thông, tiếp xúc văn hoá và sử dụng tiếng Việt nhiều nên việc nói và viết chữ Khmer hạn chế.

Ðể nâng cao trình độ cho các em, để các em tiếp thu tốt hơn tiếng mẹ đẻ của chính mình, ông Dự kiến nghị Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cần có những lớp tập huấn nâng cao cho các giáo viên đứng lớp từ thấp đến cao, chứ không phải tới mùa hè dạy đi dạy lại những con chữ ấy dễ làm cho các em nhàm chán. Phải tập trung từ gốc, chứ không làm theo kiểu chữa cháy, có như thế công tác dạy chữ viết Khmer mới đạt chất lượng cao hơn trong thời gian tới./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài 2: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TRƯỚC NHIỀU THÁCH THỨC

 

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.

Làm báo thời chiến

Từ buổi bình minh của cách mạng và xuyên suốt các chặng đường đấu tranh gian khổ, báo chí Cà Mau luôn khẳng định là vũ khí sắc bén, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm tháng đầy lửa đạn ấy, những người làm báo Cà Mau dù phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, kề cận với cái chết nhưng vẫn kiên cường giữ vững niềm tin và khí tiết cách mạng. Họ đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh của những người chép sử, ghi lại chân thực cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc, của quê hương.

Nơi tôi “khởi mầm” nghề báo

Nhà báo Nguyễn Danh gọi nhắc: Báo Cà Mau chuẩn bị làm kỷ yếu kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng, Kiều Tiên viết gì gửi về đi! Dù bận khá nhiều việc ở cơ quan nhưng tôi cũng hứa sẽ tranh thủ viết. Xem đây là dịp để nhắc về kỷ niệm một thời cùng các anh chị em ở Báo Cà Mau và cũng để tri ân nơi “khởi mầm” nghề báo cho tôi đến hôm nay.

Hành trình về ngôi nhà chung

Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV) được thành lập vào ngày 4/7/1977, tiền thân là Ðài Phát thanh - Truyền hình Minh Hải. Hơn một tháng sau ngày thành lập, Ðài chính thức phát đi tiếng nói đầu tiên lúc 5 giờ sáng ngày 19/8/1977, khởi nguồn chặng đường xây dựng và phát triển của loại hình báo phát thanh - truyền hình trên mảnh đất cực Nam Tổ quốc.

Nhà báo tay ngang

Hôm bữa, Nam Phong, Phó Tổng Biên tập Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau - bạn tắm sông thuở nhỏ của tôi, gửi Zalo bản chụp bài báo “Về một xí nghiệp đóng tàu” (Báo Minh Hải, thứ Năm, ngày 8/10/1987). Trời đất! Tìm đâu ra vậy? Ðó là “lễ vật chào sân” của tôi với Báo Minh Hải thuở tập tành viết báo.