ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-12-23 13:27:50

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 1: Báo động xâm hại trẻ em

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Thời gian qua, không thể phủ nhận những nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc nâng cao ý thức về giáo dục giới tính, tuyên truyền về Luật Trẻ em… nhằm phòng chống những vụ xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em. Song, hiệu quả vẫn chưa như mong đợi, đây thật sự là thách thức đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.

Bài 1: Báo động nạn xâm hại trẻ em

Những năm trở lại đây, tình hình tội phạm về xâm hại tình dục ở trẻ em diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và số vụ ngày càng tăng. Vấn nạn này gây bức xúc trong dư luận, để lại hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

Trẻ em là đối tượng đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục... sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài. Hậu quả này không chỉ trẻ là nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và cộng đồng.

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ trước sự tác động xấu của xã hội (ảnh minh hoạ).

Những con số biết nói

Theo thống kê của ngành lao động - thương binh và xã hội, những năm gần đây, số vụ và số trẻ em bị xâm hại có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Năm 2020 có 20 trẻ bị xâm hại; năm 2021 có 37 trẻ bị xâm hại; 6 tháng năm 2022 có 21 trẻ bị xâm hại, trong đó có 1 trẻ bị bạo hành. Ðối tượng xâm hại trẻ em đa phần là người quen như hàng xóm, anh em họ hàng, thậm chí là cha dượng...

Ðây chỉ là những con số bề nổi, báo động thực trang trẻ em bị lợi dụng, xâm hại ngày càng nhiều. Ðây là vấn đề đáng lên án và cần ngăn chặn kịp thời để tránh tiếp diễn. Số liệu của Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau, trong năm 2021 đã thụ lý 16 vụ, trong đó có 7 vụ sơ thẩm và 9 vụ phúc thẩm. Riêng 9 tháng đầu năm 2022 đã xử lý 23 vụ, tăng so với cùng kỳ.

Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em không phải là tội danh cụ thể, mà bao gồm một nhóm tội danh. Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự 2017 (Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật cụ thể sau: Ðiều 142 - Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Ðiều 144 - Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Ðiều 145 - Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, Ðiều 146 - Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, Ðiều 147 - Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

Mới đây, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau vừa tuyên án đối với 6 bị cáo về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tổng mức án cho 6 bị cáo là 54 năm tù. Một khoảng thời gian dài các bị cáo T.V.C, T.Nh.L, H.Kh.D, Ng.Pt.T, Ð.V.Kh và D.Q.H thường xuyên nhắn tin, hẹn hò và nhiều lần thực hiện hành vi giao cấu với em T.T.M (sinh năm 2009), đến khi sự việc bại lộ, gia đình em M phát hiện, đưa mọi việc ra trước pháp luật thì các bị cáo mới hay M chưa đủ 18 tuổi và phải đối diện với các mức án để trả giá cho hành vi của mình.

Ðây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, khi bị hại đang ở độ tuổi quá nhỏ, chưa tự chủ được bản thân, nguyên nhân do tình cảm nam nữ quá sớm, không suy nghĩ đến hậu quả về việc làm của mình dẫn đến vi phạm pháp luật.

Ðiều đáng buồn hơn, trong những tội phạm về hành vi dâm ô hiện nay trẻ hoá về độ tuổi, lớn lên trong gia đình bị khiếm khuyết, nghèo, mưu sinh từ khi còn quá nhỏ, chưa hiểu biết pháp luật.

Vấn nạn yêu sớm

Cách mạng công nghệ 4.0 càng phát triển thì một bộ phận học sinh càng ngày càng lạm dụng. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là vừa qua, trận đại dịch Covid-19 bùng phát, để không lỡ chuyện học hành, các em bắt đầu học trực tuyến, nhà nào có điều kiện thì trang bị máy vi tính, không điều kiện thì điện thoại thông minh để đáp ứng nhu cầu học tập. Từ đó tạo cơ hội cho các em được kết nối Internet, khám phá trên không gian mạng, hẹn hò bạn bè…

Qua tìm hiểu, nhiều phụ huynh cũng bức xúc về vấn đề này nhưng không có cách nào khác. Một phụ huynh bộc bạch: “Tịch thu điện thoại thì khi thầy cô cho bài tập, con không biết đường làm, nếu cho sử dụng thì không có thời gian quản lý, vì gia đình ai cũng bận đi làm, không thể theo sát bên con được. Nếu làm quá chúng phản ứng lại bằng cách bỏ ăn, không học..., rất đau đầu”.

Yêu sớm hiện nay đang trở thành trào lưu trong lứa tuổi học sinh, dạo quanh các quán cà phê chúng ta dễ dàng bắt gặp những cặp đôi độ tuổi 14, 15, còn khoác trên người bộ đồng phục học sinh ngang nhiên thể hiện tình cảm nơi công cộng, gọi nhau cách thân mật là “chồng”, là “vợ”.

Cùng với sự phát triển của xã hội, tình yêu trong lứa tuổi học sinh gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường.

Yêu sớm là một trong những nỗi lo lắng của thầy cô và các bậc cha mẹ. Bởi yêu sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu, ở lứa tuổi thích khám phá và thích trải nghiệm làm “người lớn” dẫn tới nhiều hệ luỵ khôn lường như nạo phá thai, ảnh hưởng rất lớn về sức khoẻ của trẻ vị thành niên. Thậm chí vì ghen tuông mù quáng mà dẫn đến giết người và phải trả giá khi tuổi đời còn khá trẻ.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao bảo vệ trẻ trước sự thay đổi tâm sinh lý và sự “rung động đầu đời”. Ðây là vấn đề lớn không chỉ đặt ra cho ngành giáo dục mà cho toàn xã hội, để những bước chân non trẻ không bị lầm lạc khi chập chững bước vào đời./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CẢ CỘNG ÐỒNG

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...

Hình thành văn hoá hoá đơn

Theo quy định, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, khi bán hàng, dịch vụ phải lập và giao hoá đơn (HÐ) hợp pháp cho khách hàng. Nếu không lập và giao HÐ giá trị gia tăng sẽ bị coi là hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bán hàng không giao HÐ hiện nay đang diễn ra khá phổ biến, đến mức người bán, người mua xem đó là chuyện... tất nhiên. Việc này vô tình tiếp tay, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh khai man, trốn thuế. Ngoài việc khiến cho Nhà nước thất thu thuế, hành vi này còn tạo điều kiện để hàng gian đến tay người tiêu dùng.