ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:05:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 2: Chung tay vì tương lai của trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy các em cần được lớn lên và trưởng thành trong môi trường xã hội an toàn, được pháp luật bảo vệ. Việc bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi người và toàn xã hội.

Chính vì thế, các sở, ban, ngành tỉnh Cà Mau đã chung tay phối hợp để triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em với nhiều hình thức và nội dung phù hợp.

Nhiều hoạt động vì trẻ em

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, các cấp Hội LHPN luôn quan tâm các đối tượng phụ nữ, trẻ em có nguy cơ (dễ rơi vào tệ nạn xã hội, bị bạo lực, bị xâm hại, bị tai nạn thương tích…) trên địa bàn để kịp thời vận động ngăn ngừa; đưa vào sinh hoạt chi, tổ hội phụ nữ để tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ".

Theo đó, phụ nữ các cấp trong tỉnh đã chọn các chuyên đề: Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Kiến thức tiền hôn nhân; Luật trẻ em; Không lựa chọn giới tính khi sinh; Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em… để sinh hoạt và tổ chức được 4.867 cuộc, có 190.922 lượt hội viên, phụ nữ tham gia.

Vận động chị em thành lập và phát huy hiệu quả 717 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng nhằm bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, xâm hại; vận động phụ nữ sẵn sàng lên tiếng trước những vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng… Ðồng thời, phối hợp với các trường tiểu học xa trung tâm, tổ chức nhiều sự kiện truyền thông "Hãy tự bảo vệ chính mình" nhằm tuyên truyền, vận động trẻ nâng cao ý thức chủ động ứng phó với những tình huống xấu xảy ra với mình, những kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại trẻ em.

Bảo vệ trẻ trước tác động xấu của xã hội, ngoài sự phối hợp của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể thì sự chung tay của gia đình là điều cốt yếu giúp trẻ pháp triển toàn diện.

"Ðại dịch Covid-19 đi qua không chỉ làm ảnh hưởng nặng nề về kinh tế mà còn khiến nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ. Trước thực tế đó, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của dịch Covid-19. Ðến nay, 100% xã, phường, thị trấn nơi có trẻ mồ côi do Covid-19 nhận làm mẹ đỡ đầu 102 trẻ, với các hoạt động hỗ trợ nhà ở, học hành, y tế và sinh kế để có thu nhập nuôi dưỡng trẻ…", chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý cho biết thêm.

Song song với hoạt động của Hội LHPN tỉnh, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hướng dẫn địa phương thực hiện tốt các kế hoạch chuyên đề về bảo vệ trẻ em, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn về Luật Trẻ em; Nghị định số 56/2017/NÐ-CP, ngày 9/5/2017 của Chính phủ và các chính sách, pháp luật về trẻ em cho cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ, cũng như cho chính bản thân các em biết để phòng ngừa, không để kẻ xấu lợi dụng. Nâng cao kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cộng tác viên tại ấp, khóm trên địa bàn tỉnh. Sở cũng thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, nhắc nhở việc cập nhật số liệu trẻ em, báo cáo định kỳ các chỉ số thực hiện quyền trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, báo cáo kịp thời khi có vụ việc trẻ em bị xâm hại, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn và hoà nhập cộng đồng.

“Ðặc biệt, từ năm 2018 đến nay, Sở đã xây dựng mô hình "Ðịa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh" nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước; xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi; xã Tân Lộc, huyện Thới Bình và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Thông qua việc thực hiện hiệu quả các mô hình, trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ngày càng tốt hơn, việc thực hiện quy trình hỗ trợ can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, có nguy cơ trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt kịp thời, các quyền cơ bản của trẻ em đảm bảo, góp phần ngăn ngừa trẻ em bị bạo lực, xâm hại, giảm nguy cơ trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”, bà Nguyễn Thu Tư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chia sẻ.

Tỉnh đoàn Cà Mau nói chung và Hội đồng Ðội tỉnh nói riêng cũng có nhiều kế hoạch triển khai hàng năm với mục đích nâng cao ý thức về giới tính cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở, trọng tâm vẫn là khối trung học phổ thông, vì đây là lứa tuổi đang chuyển từ vị thành niên sang trưởng thành nên rất dễ lệch lạc, thiếu suy nghĩ. Tỉnh đoàn chỉ đạo các Ðoàn trường thực hiện tập huấn nói sâu về giới tính, bạo lực học đường...

Chị Hồ Quý Nhi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Ðội tỉnh, Trưởng ban Thanh thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn Cà Mau, cho biết: “Hàng quý, chúng tôi sẽ có các chương trình về giáo dục giới tính chứ không tập trung một lượt toàn trường cùng nghe. Thông thường sẽ chia theo độ tuổi. Các chương trình này hàng năm đều triển khai, chỉ đạo làm ở cấp trường. Nếu tổ chức cấp tỉnh, đưa các em tập trung về sẽ không được đông. Còn khi đưa về trường, em nào cũng sẽ được bổ sung những kiến thức cần thiết. Nhà trường sẽ kết hợp với trung tâm tư vấn ở các huyện để có chuyên gia hướng dẫn và tư vấn cho các em".

Ở cấp tỉnh, mỗi năm sẽ có 1-2 chương trình phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phổ cập kiến thức cho các em về Luật Trẻ em và tổ chức diễn đàn "Lắng nghe trẻ em nói" để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của các em.

Còn đó thách thức

Không thể phủ nhận những nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc nâng cao ý thức về giáo dục giới tính, tuyên truyền Luật Trẻ em… nhằm phòng chống những vụ xâm hại tình dục và tấn công trẻ em, nhưng hiệu quả chưa như mong đợi.

Nhìn nhận từ thực tế, công tác, hoạt động bảo vệ trẻ hầu hết được lồng ghép chung cho các chương trình, chưa có những hoạt động riêng biệt cho trẻ em. Chị Thuý bộc bạch: “Trước khi có dịch bệnh xảy ra, Hội cũng có phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động cộng đồng cho các cháu nhằm nâng cao nhận thức để bảo vệ chính mình, nhưng hơn 2 năm nay hoạt động này tạm ngưng. Một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh, một phần thiếu nguồn kinh phí triển khai thực hiện”.

Các hoạt động chỉ có lồng ghép vào các cuộc họp hội chứ hoạt động cộng đồng vì trẻ em còn nhiều khó khăn, nhất là kinh phí thực hiện.

Mặt khác, cái khó chủ yếu mà hầu hết các địa phương gặp phải là công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa được thường xuyên, còn thiếu chiều sâu, chưa đa dạng các hình thức tuyên truyền, một bộ phận Nhân dân nhận thức về tầm quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em bị xâm hại nói riêng còn hạn chế.

Ðội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em thường xuyên thay đổi, chưa được đào tạo bài bản kiến thức và kỹ năng làm việc với trẻ. Một số cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em và dân số kế hoạch hoá gia đình ở khóm, ấp năng lực giới hạn, dẫn đến việc quản lý trẻ em chưa chặt chẽ, phần nào ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn.

Thêm nữa, khi triển khai các chương trình về giáo dục giới tính, chống xâm hại tình dục trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, cha mẹ vẫn còn tâm lý ngại ngùng khi lắng nghe, dẫn đến số lượng đưa con và cùng con đến các buổi tuyên truyền để học hỏi, tiếp nhận những kiến thức còn rất thấp.

Chị Hồ Quý Nhi cho biết: “Ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện giám sát con em mình, đặc biệt là những phụ huynh đi làm ăn xa sẽ không có thời gian, cho dù họ biết tất cả những cái mà chúng tôi muốn truyền đạt nhưng họ không thể tham gia, dẫn đến không biết cách dạy con tự bảo vệ như thế nào! Có rất nhiều trường hợp bị xâm hại, bạo lực xảy ra mà hầu hết là do sự lơ là của chính gia đình. Ðó là điều chúng tôi khó cải thiện được”.

Ðể bảo vệ trẻ trước những tác động xấu của xã hội, cần sự định hướng kịp thời từ người lớn và sự chung tay bảo vệ của toàn xã hội để thế hệ tương lai của đất nước được trưởng thành trong môi trường an toàn, tốt đẹp nhất có thể./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

 

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng

Kinh tế tập thể (KTTT), mà chủ đạo là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, là thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững... Ðặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT càng trở nên quan trọng, đây là nhân tố cốt lõi, gắn kết quá trình sản xuất và kinh doanh của nông dân với nhu cầu của thị trường.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài cuối: Tìm giải pháp gỡ khó

Sắp xếp, đổi mới để hoàn thành việc rà soát xác định nguồn gốc đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng đất; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích bàn giao về địa phương quản lý, qua đó phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư trường... là những vấn đề cần làm hiện nay.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài 2: Quy định thiếu đồng bộ

Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hiện chưa có bộ thủ tục về trình tự tương thích với các luật và các quy định có liên quan. Ðiều này dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ của chính quyền sở tại trong thực hiện giao đất, giao rừng. Ðây là lý do chính làm cho diện tích đất, rừng các xã đang tạm quản lý tuy rất lớn nhưng muốn giao cho người dân lại khó thực hiện.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng

Chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng là chính sách lớn của Ðảng, Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị của rừng. Ðồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, qua gần 20 năm triển khai công tác này, tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, cần được chấn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.