ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 02:00:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bắt chuột bằng công nghệ mới

Báo Cà Mau (CMO) Mùa này, khi lúa đã cong trái me bà con bắt đầu ra đồng bắt chuột. Khác với cách bắt thông thường là dùng nước đổ vào hay giậm cù, đào hang..., ở ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, bà con sử dụng máy cưa cây bắt chuột.

Bắt chuột bằng máy cưa cây trở thành "thương hiệu" ở ấp Ông Muộn. Bằng sáng chế của nông dân, chuột được bắt dễ dàng hơn mà không tốn nhiều công sức. Anh Nguyễn Văn Lâm, ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Bắt chuột bằng cách này đỡ tốn nhân công, mau dính chuột hơn”.

Anh Nguyễn Văn Tiếp chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến bắt chuột.

Anh Lâm giải thích: “Nông dân chỉ cần 1 máy cưa cây, sau đó hàn một ống bằng kim loại gắn chỗ ống khói của máy. Xăng phải pha chút nhớt để có khói nhiều, sau đó giật máy cưa cây nổ và ghim vào miệng hang chuột. Thông thường có 1 hang chính và 2-3 hang ngách, sau khi tìm được hang chính thì đưa máy vào, các hang còn lại sẽ đặt 1 xà vi, khi máy nổ, do âm thanh lớn và áp lực của khói, chuột sẽ chạy ra ống xà vi”.

Anh Nguyễn Văn Tiếp, ấp Ông Muộn, cho biết, thông thường chuột đẻ làm hang rất mỏng, khi đưa máy vô thì chuột phá hang để chạy, lúc này con chó anh dẫn theo để đánh hơi tìm hang chuột sẽ rượt bắt chuột đem về.

Sau một buổi, nông dân có thể thu hoạch được 1,5-3 kg chuột đồng. Anh Nguyễn Văn Tiếp cho hay: “Chủ yếu là bắt cho chuột đừng phá lúa mình thôi chớ có lợi nhuận kinh tế gì đâu. Lần nào được nhiều thì anh em chia nhau ăn hoặc đem về làm vài món lai rai”.

Bằng sáng chế của nông dân, 2 năm nay bắt chuột bằng hình thức này mang lại hiệu quả, giúp nông dân bảo vệ mùa màng./.

Hành trình đi săn chuột đồng của nông dân xã Lý Văn Lâm.
Mùa này chuột làm ổ ở khắp bờ ruộng, bà con tìm được hang rất dễ dàng.
Sau khi bắt được chuột, bà con sẽ cho chó ngửi mùi, cắn để chó quen mùi chuột, lần sau đánh hơi sẽ “chuyên nghiệp” hơn.
Con chuột không thể nào chạy thoát khi nằm trong ống xà vi.

Nhật Minh

Liên kết hữu ích

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.