ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 30-9-24 09:47:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Báo Cà Mau Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Dự án Netzero Pallet của cô không chỉ giúp giảm thiểu phát thải carbon mà còn mở ra tương lai bền vững cho nền kinh tế tuần hoàn.

Biến phế phẩm nông nghiệp thành giải pháp bền vững

Sinh ra trong một gia đình yêu thiên nhiên, từ nhỏ Thảo đã được hun đúc ý thức bảo vệ môi trường và những lần tận mắt chứng kiến cảnh rác thải công nghiệp, vật liệu không phân huỷ tràn lan xung quanh đã giúp cô nhận ra sự cấp bách của vấn đề. Sự nhận thức này đã biến thành động lực mạnh mẽ, thôi thúc cô hành động. “Phải làm điều gì đó để thay đổi thực trạng này”, Thảo tự nhủ.

Quyết tâm ấy đã đưa Thảo và nhóm của mình đến với ý tưởng tạo ra Netzero Pallet (NetZero Pallet có cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hoá mỗi khi dùng xe nâng pallet, hoặc các thiết bị vận chuyển khác), một sản phẩm không chỉ mang tính đột phá trong khởi nghiệp mà còn là lời cam kết của cô với bản thân và cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Một điểm sáng của Netzero Pallet chính là khả năng phân huỷ sinh học. Khác với pallet gỗ và nhựa truyền thống, vốn mất hàng trăm năm để phân huỷ, Netzero Pallet sau khi hoàn thành sứ mệnh có thể được thu gom và tái chế thành phân bón hữu cơ. Ðiều này không chỉ giúp hạn chế rác thải mà còn góp phần nuôi dưỡng đất trồng, tạo nên một chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp.

Phương Thảo với sản phẩm Netzero Pallet làm từ xơ dừa, thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.

Phương Thảo với sản phẩm Netzero Pallet làm từ xơ dừa, thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, sản phẩm pallet từ xơ dừa cũng vượt trội hơn so với pallet truyền thống ở khả năng tiết kiệm chi phí và tối ưu không gian lưu trữ. “Với thiết kế xếp chồng thông minh, các tấm pallet này giúp doanh nghiệp tiết kiệm 70% diện tích kho bãi, đồng thời giảm thiểu 50% chi phí vận chuyển nhờ vào trọng lượng nhẹ hơn và tính bền chắc của vật liệu. Ðặc biệt, giá thành rẻ hơn 20% so với sản phẩm pallet truyền thống. Những ưu điểm này giúp Netzero Pallet không chỉ phù hợp với thị trường nội địa mà còn tạo sức hút lớn tại các thị trường quốc tế khó tính như Úc, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản và Singapore”, Thảo cho hay.

Trước khi phát triển Netzero Pallet, công ty của Thảo đã cho ra mắt nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như: ly, tách, dao, muỗng, lược chải đầu... làm từ phế phẩm nông nghiệp như xơ dừa, vỏ cà phê và vỏ ca cao. Sau 2 năm nghiên cứu miệt mài, đội ngũ kỹ sư của AirX Carbon đã hoàn thiện sản phẩm pallet từ xơ dừa và chính thức ra mắt vào tháng 4/2024. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường khó tính mà còn nhanh chóng chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng trong nước.

Không chỉ dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực logistics, Netzero Pallet còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Bằng cách tận dụng vỏ dừa, một loại phế phẩm nông nghiệp dồi dào, Thảo đã giúp tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân địa phương, đồng thời thúc đẩy việc tái sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Ðây là bước đi đầy nhân văn, không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho cộng đồng.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các yêu cầu khắt khe về môi trường, Netzero Pallet đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp hướng đến các giải pháp xanh. Tính bền vững, khả năng tái chế và hiệu quả kinh tế của sản phẩm đã giúp nó trở thành sản phẩm tiên phong trong ngành pallet và logistics, mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp trong nước.

Thành công từ sự kiên trì

Nhớ lại những ngày đầu đầy khó khăn, Thảo chia sẻ: “Khi mới ra mắt, sản phẩm gần như không bán được. Sau khi các quy định bảo vệ môi trường thắt chặt, buộc doanh nghiệp hạn chế sử dụng pallet gỗ và nhựa, Netzero Pallet mới tìm được chỗ đứng”. Một tấm pallet gỗ cần chặt hạ một cây, trong khi pallet nhựa tiêu tốn tới 10 kg nhựa nguyên sinh và quy trình sản xuất gây ô nhiễm lớn. Ngược lại, sản phẩm pallet từ xơ dừa không chỉ thân thiện với môi trường mà còn tiết kiệm chi phí, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hạn chế chặt phá rừng và tận dụng phế phẩm nông nghiệp.

Thảo chia sẻ đầy tự hào: “Chỉ riêng tháng 8, chúng tôi đã bán được 20 ngàn sản phẩm, dự kiến đến cuối năm sẽ cung ứng khoảng 30 ngàn sản phẩm mỗi tháng”.

Quá trình sản xuất pallet từ xơ dừa bắt đầu bằng việc thu mua vỏ dừa từ các hợp tác xã và thương lái. Sau đó, vỏ dừa được xử lý, phối trộn với chất kết dính sinh học với 100% thành phần sinh khối tự nhiên và ép nén dưới nhiệt độ cao để tạo ra những tấm pallet chắc chắn, có khả năng chịu tải lên đến 8 tấn. Ðây là điểm nổi bật giúp sản phẩm có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp vận tải và kho bãi, khi vừa đáp ứng được yêu cầu về độ bền, vừa thân thiện với môi trường. “Ðiều đặc biệt là, sau khi pallet hoàn thành sứ mệnh, chúng sẽ được tái chế thành phân bón hữu cơ, tiếp tục vòng tuần hoàn trong hệ sinh thái", Thảo khẳng định.

Với tầm nhìn xa và tinh thần đổi mới, Thảo và đội ngũ của AirX Carbon của mình đã mở ra cánh cửa tương lai xanh, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển bền vững mà thế giới đang hướng tới. Theo đó, thành công của Thảo được khẳng định qua loạt giải thưởng danh giá như: Quán quân ClimateLaunchpad Vietnam 2024, Quán quân Startup Wheel 2024 (Bảng Việt Nam), Quán quân Net Zero Challenge (NOC) 2023 hạng mục Kinh tế tuần hoàn và Quản lý rác thải, giải Nhất P4G Partnering for Green Growth and the Global Goals 2030, giải Nhất STIC Business Venture Seed Grant, giải Nhì TECHFEST Việt Nam 2023 và Top 5 Green Innovation Fellowship 2024.

Bùi Phương Thảo phấn khởi khi nhận giải thưởng, khẳng định sự nỗ lực không ngừng trong hành trình khởi nghiệp của mình.

Bùi Phương Thảo phấn khởi khi nhận giải thưởng, khẳng định sự nỗ lực không ngừng trong hành trình khởi nghiệp của mình.

Vào đầu tháng 10/2024 tới, Thảo sẽ tiếp tục hành trình của mình khi đại diện Việt Nam tham dự giải thưởng khu vực châu Á tại Thái Lan, và sản phẩm  Netzero Pallet sẽ là niềm tự hào của Việt Nam khi trở thành đại diện duy nhất của quốc gia tham gia tranh tài.

Theo chị Nguyễn Thị Diệu Hằng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Việt Nam, Dự án Netzero Pallet đã khẳng định mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo cùng cam kết phát triển bền vững. “Thành công của Netzero Pallet không chỉ là minh chứng rõ nét cho xu hướng phát triển các giải pháp xanh, bền vững trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, mà còn lan toả cảm hứng cho nhiều start up khác, góp phần thúc đẩy làn sóng đổi mới sáng tạo, hướng đến tương lai phát triển bền vững hơn”, chị Hằng kỳ vọng.

Nhìn lại hành trình đầy thử thách, Thảo bày tỏ: “Chúng tôi không chỉ muốn phát triển sản phẩm vì lợi nhuận, mà còn muốn để lại một di sản xanh cho các thế hệ mai sau”. Với tâm huyết ấy, Thảo đã và đang không ngừng lan toả tinh thần khởi nghiệp sáng tạo đến với cộng đồng, đặc biệt là những bạn trẻ đang khát khao tìm kiếm con đường của riêng mình.

Lan toả khát vọng khởi nghiệp đến thế hệ trẻ

Bên cạnh những thành công cá nhân, Thảo còn là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ. Với vai trò diễn giả tại các sự kiện khởi nghiệp, cô luôn khuyến khích sinh viên dám ước mơ lớn, vượt qua nỗi sợ và chấp nhận thất bại. Cô tin rằng mỗi lần vấp ngã chính là cơ hội để trưởng thành. Những chia sẻ chân thành và nhiệt huyết của Thảo đã chạm đến trái tim của nhiều người, khơi dậy đam mê và tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ.

Vào tháng 9/2024, Thảo vinh dự được mời làm diễn giả tại Lễ phát động Cuộc thi Startup Zone 2024 - Ecotech, diễn ra tại Trường Ðại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Trước hàng trăm sinh viên đầy nhiệt huyết, cô đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình với sự đam mê và khát vọng, khiến mọi người chăm chú lắng nghe từng lời. Sau chương trình, nhiều nhóm bạn trẻ khởi nghiệp đã tìm đến Thảo để xin lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm. Niềm vui lớn nhất đến với Thảo là một trong những dự án của các bạn trẻ mà cô hỗ trợ hiện tại đã lọt vào Top 10 dự án khởi nghiệp xuất sắc.

Hành trình của Thảo không chỉ là những nỗ lực vượt khó mà còn là bài học quý giá về sự kiên định và dũng cảm. Cô không chỉ truyền đạt kỹ năng khởi nghiệp mà còn thắp lửa đam mê và quyết tâm trong lòng các bạn trẻ. Thảo khuyến khích các em mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, đừng ngại thử thách và thất bại, vì thất bại chính là bệ phóng cho thành công. “Chúng ta có thể vấp ngã nhiều lần, nhưng điều quan trọng là cách chúng ta đứng dậy sau mỗi lần ngã”, Thảo nhấn mạnh. Với Thảo, khi dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt, không gì là không thể!

 

Việt Mỹ

 

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Phụ nữ tăng thu nhập từ thủ công mỹ nghệ

Với niềm đam mê từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chị Lý Kim Biền, Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đã bắt tay vào khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Các sản phẩm được chị Biền làm ra khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến (giỏ xách, gấu bông, thảm, các dụng cụ nhà bếp và đặc biệt thêu tên lên sản phẩm làm quà tặng, quà lưu niệm). Ðây là mô hình giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

"Bệ phóng vàng" cho khởi nghiệp đột phá

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, sự phát triển kinh tế số đã tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp. Từ việc tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn, đến khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng toàn cầu, kinh tế số đã thay đổi cách các DN trẻ phát triển và cạnh tranh.

Thêm cơ hội thành công cho startup, doanh nghiệp

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cà Mau đang được lan toả tích cực. Mới đây, Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CSC) và Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (AHBI) đã ký kết ghi nhớ hợp tác, đánh dấu sự bắt tay hợp tác mạnh mẽ và tầm nhìn đồng lòng giữa hai bên; đồng thời, tạo cầu nối giúp phát triển hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại AHBI và CSC.

Ðồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở hội phụ nữ huyện Phú Tân đã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với những mô hình cụ thể. Nhờ đó, giúp nhiều chị em vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.