ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-6-24 19:57:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Buổi học nghề thú vị

Báo Cà Mau Ðể học sinh khám phá bản thân, nhất là những ngày hè có thể tận dụng thời gian để tạo ra những sản phẩm thủ công bằng len dễ thương dùng làm quà tặng, trang trí, Em Handmade phối hợp với Trường THCS Ngô Quyền (Phường 1, TP Cà Mau) tổ chức buổi workshop (hướng dẫn kỹ năng, dạy nghề) móc, thêu thủ công, được các em hào hứng đón nhận, tạo ra sân chơi ý nghĩa và phù hợp với môi trường học đường.

Buổi workshop được tổ chức hoàn toàn miễn phí, có hỗ trợ dụng cụ và nguyên liệu để thực hành, có 30 bạn tham gia đến từ nhiều khối lớp. Trong 3 giờ, người hướng dẫn trực tiếp cầm tay chỉ việc, sao cho mỗi em hoàn thiện được từ 1-3 sản phẩm mang về nhà như món quà lưu niệm.

Chị Trần Kim Ngoan, nhóm dự án Em Handmade, cho biết: “Ðến với buổi workshop lần này, các em học sinh được trải nghiệm từng bước đan móc len cho sản phẩm thủ công. Nhiều em lần đầu tiên tiếp xúc với bộ môn này nên còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn không ít, do đó chúng tôi đặt ra mục tiêu là mỗi bạn sẽ móc được 3 mũi cơ bản bao gồm bính, đơn và kép. Ngoài ra, thêu được mũi chữ thập để gắn lên móc chìa khoá, thêu tên; ứng dụng các kiến thức học được để tạo ra thành phẩm là móc vòng tay, móc khoá, dây cột tóc, thêu tên trên móc khoá".

Người hướng dẫn trực tiếp cầm tay chỉ việc những mũi móc cơ bản để các em học sinh hoàn thành sản phẩm.

Dự án Em Handmade được thành lập từ năm 2012 đến nay, bao gồm 4 thành viên đều có niềm đam mê nhất định với bộ môn đan móc và thêu thủ công, tạo ra những sản phẩm “độc nhất vô nhị”. Hiện tại, mỗi thành viên đều khởi nghiệp thành công, đã có lượng khách nhất định, bán sản phẩm ra thị trường trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lẫn bán trực tiếp bên ngoài. Ngoài ra, dự án còn kết hợp truyền nghề, đào tạo nghề có thu phí khi người học có nhu cầu.

Lần đầu tham gia buổi workshop cũng như tiếp xúc với bộ môn đan móc len thủ công, em Trần Tuyết Nhi, lớp 9C, khá lúng túng nhưng cũng đầy hào hứng, đặt ra mục tiêu sẽ móc được sản phẩm để làm quà tặng cuối cấp. Tuyết Nhi bộc bạch: “Sang năm các bạn đều lên lớp 10, có thể sẽ không còn được học chung với nhau, cho nên em sẽ làm quà tặng, cụ thể là móc chìa khoá hoặc vòng tay để gửi đến bạn thân như vật kỷ niệm. Buổi workshop thật đáng yêu khi chúng em được học nghề hoàn toàn miễn phí, đó cũng là cơ hội để các bạn trải nghiệm rèn luyện thêm nhiều kỹ năng đan móc, may vá. Em thấy rất phấn khởi, nhất định sẽ tìm hiểu học thêm về sau, thành thạo sẽ đan thêm nón và túi xách”.

Học sinh hào hứng tham gia trải nghiệm làm các các vật dụng thủ công bằng len.

Ngoài những học viên lần đầu học nghề, vẫn có nhiều bạn học sinh tuy nhỏ tuổi nhưng kỹ năng khá thành thạo và vô cùng yêu thích bộ môn đan móc len thủ công. Em Trần Kim Ngân, học sinh lớp 7A, chia sẻ: “Em làm quen bộ môn này hơn 1 năm qua, các kỹ năng em học đều trên mạng Internet. Giờ đây, không chỉ móc được những mũi cơ bản mà em còn tạo ra nhiều sản phẩm như quần áo cho trẻ sơ sinh, túi, gấu bông, móc khoá, gối ôm, vòng tay, cột tóc... bán để có tiền mua thêm dụng cụ và nguyên liệu. Mỗi sản phẩm nhỏ giá chỉ từ 20-30 ngàn đồng, đến nay em bán được hơn 2 triệu đồng tiền sản phẩm cho người quen, người thân và bạn bè trên trường. Dù đã biết móc nhưng với buổi workshop hôm nay, em được các cô hướng dẫn thêu thêm mũi chữ thập, đây là kiến thức mới nên em rất trông chờ để về sau kết hợp vào những sản phẩm riêng của mình”.

Ðã chơi bộ môn đan móc len thủ công từ trước, đến với buổi workshop, Kim Ngân được học thêm kỹ năng mới là thêu mũi chữ thập trên nền len.

Có những vụng về, lúng túng khi lần đầu tiếp xúc, trải nghiệm với nghề mới, thú vui mới, nhưng hơn cả với các em, đây là giây phút hoàn toàn thư giãn sau một năm học tập, là sân chơi vừa giải trí, vừa giúp mở rộng các mối quan hệ, kết nối với những người có chung niềm đam mê.

Cô Lâm Thị Tiền, Tổng phụ trách Ðội, cho biết: “Sân chơi nhỏ nhưng hiệu quả mang lại khá đặc biệt, các em học sinh được học thêm kỹ năng mới, có thể giúp các bạn khởi nghiệp ngay trong độ tuổi học sinh. Cũng từ các ứng dụng học được, khi về nhà, nhất là thời gian nghỉ hè rảnh rỗi, mỗi bạn có thể tạo ra nhiều vật dụng nhỏ đáng yêu dùng trong gia đình hoặc làm quà tặng bạn bè rất ý nghĩa. Cũng tuỳ năng khiếu của từng em mà phát triển thêm về sau. Ðặc biệt, với những trải nghiệm mới, giới trẻ, học sinh sẽ giảm thời gian chơi game, lướt mạng xã hội để định hình lại niềm đam mê, sở thích của mình, tái tạo năng lượng cho năm học kế tiếp”./.

 

Yến Nhi

 

Không để thí sinh bỏ thi tốt nghiệp THPT vì khó khăn về kinh tế hay đi lại

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hội nghị trực tuyến cùng với 63 tỉnh, thành rà soát về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra sáng 20/6.

Thêm hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm là phương pháp giáo dục từ thực tế mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Những năm gần đây, Trường Mẫu giáo Bông Sen (huyện Phú Tân) đã triển khai thực hiện và nhận được sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình của phụ huynh.

Kết nối hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn

Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Cà Mau luôn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Cụ thể là đầu tư ngân sách để củng cố, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học.

Ðảm bảo an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/6. Tại tỉnh Cà Mau, hội đồng thi đặt tại Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), với 10.170 thí sinh đăng ký dự thi, có 428 phòng thi, tổ chức thành 17 điểm thi chính thức và 2 điểm thi dự phòng (tại TP Cà Mau có 7 điểm thi, các huyện (trừ huyện Ngọc Hiển) có 10 điểm thi). Dự kiến nhân sự phục vụ cho kỳ thi khoảng 1.700 người, trong đó, Sở GD&ÐT huy động 1.500 người, công an 100 người và y tế 36 người.

Mùa hè bổ ích, an toàn

Dịp hè năm học 2023-2024, TP Cà Mau có 10 trường công lập mở lớp giữ trẻ từ ngày 3/6-16/8, theo nhu cầu phụ huynh.

Hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh dự thi THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sắp diễn ra. Nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà các em, những ngày qua, huyện U Minh tích cực chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp triển khai công tác hỗ trợ một cách tốt nhất, với phương châm "Không thí sinh nào bị bỏ lại phía sau". Ðến nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Buổi học nghề thú vị

Ðể học sinh khám phá bản thân, nhất là những ngày hè có thể tận dụng thời gian để tạo ra những sản phẩm thủ công bằng len dễ thương dùng làm quà tặng, trang trí, Em Handmade phối hợp với Trường THCS Ngô Quyền (Phường 1, TP Cà Mau) tổ chức buổi workshop (hướng dẫn kỹ năng, dạy nghề) móc, thêu thủ công, được các em hào hứng đón nhận, tạo ra sân chơi ý nghĩa và phù hợp với môi trường học đường.

Mùa hè bổ ích - Vừa học vừa chơi

Hiện tại, Nhà Thiếu nhi (NTN) tỉnh đã mở nhiều lớp nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu và đem lại cho các em thiếu nhi những trải nghiệm lành mạnh, bổ ích trong mùa hè.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ôn luyện nước rút

Trong giai đoạn nước rút ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tích cực ôn luyện cho học sinh, giúp các em bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin và đạt kết quả cao nhất.

“Cô Dzàng” nhiệt huyết

Buổi đó, tiết Ngữ văn của Lớp 11 Chuyên Sử - Ðịa (Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển) học đến bài “Ca nhạc ở miệt vườn”. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, xem qua các đoạn clip giới thiệu về nghệ thuật đờn ca tài tử, cô Huỳnh Hồng Dưng mặc nhiên thả lòng, nắn nót từng lời trong bài vọng cổ nhịp 2 “Dạ cổ hoài lang”. Ðoạn, cả cô và trò cùng hoà vang âm điệu ngũ cung. Tiết học trải qua nhiều cung bậc, khi sôi nổi với những câu hỏi đặt ra, lúc hào hứng khi học sinh có dịp được tập ca cải lương, sau lại êm dịu bởi giọng ca của cô giáo. Không gian lớp bỗng nhiên sực ấm trong mạch đồng điệu đẹp...