ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 07:11:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng ngành chăm sóc sắc đẹp

Báo Cà Mau Hiện nay, chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ dưỡng sinh (trị liệu) dần trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người. Chính vì vậy, học nghề ở lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội việc làm, trải rộng nhiều phân khúc, với mức thu nhập hấp dẫn; hoặc cũng có thể tự mở cơ sở, nhận đào tạo học viên... Song, để khởi nghiệp thành công và trụ vững với nghề, cần có đủ đam mê, năng lực và tài chính...

Năm 2012, tốt nghiệp Cao đẳng Y tế, do hoàn cảnh gia đình nên chị Lâm Bích Tuyền, chủ Salon Khanh Tuyền (Phường 9, TP Cà Mau) không đi làm trong ngành y, mà bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa có thu nhập ổn định.

Nhận thấy nhu cầu làm đẹp của chị em, kể cả phái nam, ngày càng cao và dự đoán nghề sẽ phát triển hơn khi xã hội càng phát triển, chị quyết tâm học nghề chăm sóc sắc đẹp (tóc, móng).

Chị Bích Tuyền chia sẻ: “Khởi nghiệp từ nghề dịch vụ này cần rất nhiều yếu tố: sự kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, nỗ lực; không ngừng học hỏi, bồi dưỡng tay nghề; sáng tạo, nhanh nhẹn, kỹ năng quan sát. Cần chú trọng cả 2 yếu tố, lý thuyết và thực hành...”.

Theo chị, “bí quyết” thành công là cái “tâm” với nghề; bên cạnh đó thì kiến thức đầy đủ, kỹ năng làm nghề, quản lý kinh doanh, tiếp cận khách hàng là yếu tố không thể thiếu.

Có nhiều năm kinh nghiệm, mỗi mẫu tóc chị Bích Tuyền tạo tác đều thể hiện sự sáng tạo và chú trọng dưỡng tóc.

8 năm kinh nghiệm đào tạo nghề, mỗi năm, chị Bích Tuyền có học viên ra nghề trên 80%, trong đó có hơn một nửa mở được salon riêng, thu nhập ổn định; một số học viên khác đang là kỹ thuật viên tại các salon ở TP Hồ Chí Minh, Cà Mau và các khu vực lân cận.

Với các bạn đang ấp ủ khởi nghiệp, chị Bích Tuyền cho rằng: “Nhu cầu tăng cao, nghề chăm sóc sắc đẹp mang đến cơ hội mở rộng việc làm, kéo theo đó là sự tăng trưởng không ngừng của các cơ sở chăm sóc sắc đẹp. Ðiều này đòi hỏi nguồn nhân lực cao và chất lượng. Nếu thực sự yêu thích, các bạn hãy quyết tâm đến với nghề, tìm nơi đào tạo chất lượng, không ngừng học hỏi, sáng tạo, theo đuổi nghề đến cùng, thành công sẽ tới!”.

Ở lĩnh vực spa, thẩm mỹ, nhu cầu tuyển dụng rất lớn; các spa, viện thẩm mỹ mỗi năm mọc lên ngày càng nhiều. Hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều trung tâm dịch vụ spa, thẩm mỹ uy tín, lâu năm, đều nhận dạy nghề, đào tạo học viên. Các cơ sở đào tạo cũng cho rằng nghề này rất giàu tiềm năng.

Với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo học viên chuyên ngành spa, thẩm mỹ, chị Lâm Thị Kiều Diễm, Viện thẩm mỹ Kiều Diễm (Phường 5, TP Cà Mau), cho rằng: "Việc liên kết đào tạo với các trường cao đẳng là cách hiệu quả để cung cấp cho học viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cần thiết trong ngành chăm sóc sắc đẹp. Hiện nay, tôi đang hợp tác với Trường Cao đẳng Công nghệ Y - Dược Việt Nam (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) cấp bằng chính quy cho học viên học tại Viện. Sau khoá đào tạo, học viên sẽ được xây dựng thương hiệu cá nhân, sáng tạo. Ðã qua, có nhiều học viên thành công trong việc mở cửa hàng hoặc spa làm đẹp riêng".

Theo chị Kiều Diễm, ngành chăm sóc sắc đẹp đang “hot” nhưng người học phải nỗ lực và đặt trọn tâm - sức để trụ vững.

“Các bạn cần định hướng rõ, học xong sẽ đi làm thuê để lấy kinh nghiệm hay là làm chủ. Nếu làm chủ, phải vừa có nguồn lực về tài chính, vừa có nhiều mối quan hệ và quan trọng nhất là cần tư duy làm chủ, chứ không phải là “khổ chủ”, tức là phải kiêm luôn các việc khác”, chị Diễm tâm tình.

Theo chị Diễm, thành công trong ngành spa, thẩm mỹ đòi hỏi kiến thức, sự sáng tạo, kiên nhẫn và kiên trì, cùng với cam kết về chất lượng và phục vụ khách hàng.

“Học viên khi mới ra nghề cần biết mục tiêu của mình là gì, tệp khách hàng, khách hàng mong muốn gì... Bên cạnh đó, sự đột phá về công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ cũng là hướng đi cần chú trọng”, chị Diễm chia sẻ thêm.

Một trong những nghề nghiệp “chân tay”, được nhiều chị em lựa chọn, đó là massage trị liệu. Hiện nay, các trung tâm dạy massage body và nghề massage đang được các học viên tìm kiếm nhiều hơn. Cùng với việc bổ sung và nâng cao tay nghề, học viên có thể vừa chăm sóc cho những người khác, vừa có thể chăm sóc cho mình và người thân.

Dành trọn tâm huyết để phát triển ngành massage trị liệu tại Cà Mau, chị Nguyễn Huyền Trang, Chủ cơ sở massage trị liệu Hoàng Oanh (Phường 5, TP Cà Mau) xúc động khi kể lại hành trình chinh phục “giấc mơ lớn”, cũng chính là cơ ngơi hiện nay mà chị đang tạo dựng thương hiệu, uy tín, nhằm xoá bỏ định kiến nhạy cảm khi nhắc đến “massage”.

Chị Huyền Trang hướng dẫn học viên động tác ấn huyệt để trị liệu hiệu quả nhất.

Chị Trang kể: "Tốt nghiệp đại học ngành Kế toán, nhưng từ thời phổ thông, tôi đã bén duyên với nghề chăm sóc sắc đẹp (tóc, móng, gội đầu dưỡng sinh). Sau khi lập gia đình, sinh bé đầu được 2 tuổi, tôi quyết định học thêm massage thư giãn và mở một tiệm nhỏ. Nhận thấy khách hàng làm văn phòng, những người lớn tuổi hay bị đau mỏi, tê tay, đau nhức xương khớp... tôi tìm hiểu và càng đam mê với massage trị liệu, quyết tâm ra Hà Nội học thêm".

Vượt qua nhiều khó khăn vì gia đình ngăn cản, con nhỏ, chỗ học quá xa, chị nỗ lực hoàn thành xuất sắc khoá học, trở về địa phương phục vụ cộng đồng.

“Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, do vậy, massage trị liệu sẽ là nghề phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, các bạn phải học bài bản. Không nên nóng vội, mà phải nắm vững tay nghề. Ðể làm chủ, phải có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng, vận hành cơ sở kinh doanh; luôn cập nhật kỹ năng, kiến thức mới để thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng...”, chị Trang tâm đắc./.

 

Băng Thanh

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.