ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:16:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Buồn vui “tò tét”

Báo Cà Mau Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở miền Trung, nơi mà cái ăn cái mặc còn là nỗi lo với nhiều người, nhìn những đứa con lớn dần, nỗi lo của chị cũng lớn dần theo con. Tiền ăn, tiền học lấy đâu ra?… Thế rồi chị quyết định ra đi. Chị chọn mảnh đất Cà Mau làm nơi lập nghiệp.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở miền Trung, nơi mà cái ăn cái mặc còn là nỗi lo với nhiều người, nhìn những đứa con lớn dần, nỗi lo của chị cũng lớn dần theo con. Tiền ăn, tiền học lấy đâu ra?… Thế rồi chị quyết định ra đi. Chị chọn mảnh đất Cà Mau làm nơi lập nghiệp.

Nhìn cuộc sống nơi phố thị, chị cũng chẳng biết phải xuất phát từ đâu để kiếm cái ăn, cái mặc. Trong một lần tình cờ chị nghe người cùng xóm trọ nói: “Chị đi buôn ve chai đi, nghề này ít vốn, chị có thể làm được”. Thế là chị gắn bó với nghề này từ đó, đã 10 năm… Ðây là câu chuyện về cuộc đời của chị Nguyễn Thị Sáu, quê Quảng Ngãi.

Phân loại phế liệu sau một ngày mua gom.

Hôm nay, tôi đến xóm ve chai. Nói là xóm chứ thật ra chỉ là những tấm thiếc được chủ nhà trọ ghép lại thành bốn, năm phòng nho nhỏ, lụp xụp, chỉ đủ cho 1 chiếc giường và kê 1 cái bếp nấu ăn. Tiền thuê chỉ ba trăm ngàn đồng mỗi tháng. Bước tới cái xóm trọ nghèo này, điều đầu tiên đập vào mắt là ngổn ngang chai lọ và những chiếc ti-vi cũ kỹ cùng vài dàn máy vi tính đã bể nát. Nhưng điều ấn tượng nhất có lẽ là những con người ở đây, vui vẻ, nhiệt tình.

Anh Hùng, người cùng quê với chị Sáu, từng là bộ đội, nhưng sau khi ra quân không có công ăn việc làm ổn định. Ngoài quê, những người như anh chỉ trông chờ vào dăm sào ruộng nhưng cũng mùa được, mùa mất. Thế rồi anh được 1 người bà con xa dẫn vào mảnh đất Cà Mau này để đi mua ve chai. Hay gia đình chị Tiên, vợ chồng có 3 đứa con, nhưng chồng chị ốm đau liên miên, anh không thể làm những việc nặng. Mọi gánh nặng cuộc sống đều đổ dồn lên vai chị. Nhà được ít đất nhưng khô cằn chẳng canh tác được gì. Ðược mọi người ở đây giúp đỡ cho ít vốn, chị cũng bắt đầu đi buôn ve chai. Bé Lý, đứa con gái út của chị, lem luốc, còi cọc vì thiếu ăn. Mỗi người ở đây có một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung ở họ đều là những người lao động nghèo khổ, có lẽ vì thế con người ta dễ đồng cảm với nhau hơn. 

Ngày làm việc của dân mua ve chai bắt đầu khoảng 7 giờ 30 sáng. Trên những chiếc xe đạp, xe ba gác, những con người của xóm ve chai túa ra khắp mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị thu mua phế liệu. Chiếc “còi tò tét” một vật dụng không thể thiếu của người đi buôn ve chai. Họ “sáng tạo” ra nó từ những chai xà phòng đã hết, khi bóp tạo ra tiếng “tò tét” để người bán nhận ra là có người đi thu mua ve chai. Cũng vì âm thanh đặc biệt này mà người mua ve chai được gọi thêm tên là dân “tò tét”.

Xế chiều, xóm ve chai lại rộn ràng. Nhìn làn da sạm đen vì cháy nắng, những giọt mồ hôi thi nhau lăn, nhưng trên khuôn mặt của những người mua ve chai lại ánh lên một niềm vui khó tả. Khi thấy những chiếc xe đạp cà tàng oằn mình vì gánh hàng nặng tôi cũng đoán được vì sao mọi người lại vui như thế. Tôi bắt chuyện: “Hôm nay có vẻ “trúng mánh” mọi người nhỉ?”. Chị Sáu cười thật tươi, trả lời: “Trúng mánh gì đâu, cũng bỏ khá nhiều vốn rồi đó, không biết có lời lãi gì không đây!”.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “Thấy vậy thôi chứ dạo này sắt rẻ lắm, vựa người ta thu có năm ngàn hai. Mình thu bốn ngàn thì không ai bán, họ cứ đòi năm ngàn mới chịu bán, mua một ký mình chỉ lời được hai trăm đồng. Cái khó của nghề ve chai là nếu người bán ve chai mà không bán được sắt thì sẽ không bán các loại mủ, giấy… Mà mủ, giấy mình bán lại cho vựa có lời hơn nên những người mua ve chai như chị dù lời hai trăm đồng vẫn chấp nhận mua sắt để mua các loại hàng khác”. 

Tôi thắc mắc sao chị không ở quê mua ve chai mà đi tới tận Cà Mau xa xôi này? Ðôi mắt chị Sáu thoáng buồn: “Cũng muốn về quê lắm, nhưng ở quê hay bão lũ, cái ăn còn phải chạy từng bữa, người mua ve chai thì nhiều mà người bán thì ít”.

Chị tâm sự rằng, tuy cái nghề ve chai dơ bẩn, cực nhọc nhưng nhờ vậy mà con chị có cái ăn, cái mặc, được bằng bạn bằng bè. Nhắc đến những đứa con, ánh mắt chị không giấu được niềm tự hào. Chị khoe, đứa con đầu của chị đã ra trường và đi làm, dù thu nhập không cao nhưng cũng nuôi nổi bản thân. Ðứa thứ hai cũng đã ra trường và đang chờ xin việc. Giờ chỉ lo cho đứa út đang học đại học năm 2 ở Sài Gòn, mong sau này em nó cũng có công việc tốt.

Tôi hỏi chị, nếu có cơ hội làm nghề khác, chị có làm không? Chị nhìn tôi cười trên khuôn mặt - hằn - nếp - thời - gian nhưng vẫn rạng ngời. Chị trả lời bằng chất giọng miền Trung mộc mạc: “Vẫn ve chai thôi chú”./.

Bài và ảnh: Thành Khuê

Lao động trị liệu cho bệnh nhân tâm thần

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện tại, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh (toạ lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh) tiếp nhận và quản lý 445 bệnh nhân. Ngoài can thiệp về nghiệp vụ y tế, đơn vị còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phục hồi chức năng cho nhóm đối tượng bệnh có khả năng phục hồi.

Bảo hiểm y tế giảm gánh nặng cho người bệnh

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Nhờ tham gia BHYT, nhiều trường hợp không may bị tai nạn, ốm đau đã vượt qua giai đoạn khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình.

Người dân hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống”

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Dự án “Nước là sự sống” thực hiện tại 6 xã thuộc 2 huyện, gồm các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Phong Ðiền (huyện Trần Văn Thời) và Trần Phán, Quách Phẩm Bắc và Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi). Mục tiêu của dự án là nhằm giảm thiểu tác động có yếu tố giới của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ÐBSCL, cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế bền vững cho phụ nữ dễ bị tổn thương.

Khánh Tiến phấn đấu về đích đúng lộ trình

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, xã Khánh Tiến, huyện U Minh nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui

Nhằm giúp người dân trên địa bàn ấp Bàn Quỳ đi lại thuận tiện, không còn phụ thuộc vào con nước do phải di chuyển bằng đường thuỷ, xã Viên An Ðông đã vận động nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh tài trợ xây dựng cầu giao thông nông thôn. Qua gần 3 tháng thi công, đến nay, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối đôi bờ vui.

Góp ngày công xoá nhà tạm

Những ngôi nhà “3 cứng” cho hộ khó khăn về nhà ở không chỉ là kết quả từ sự hỗ trợ kịp thời của Ðảng và Nhà nước, mà còn có đóng góp lặng thầm của lực lượng đảng viên, đoàn viên, tích cực hỗ trợ ngày công lao động, cho sự thành công của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.

Nối dài những tuyến đường xanh

Triển khai thực hiện mô hình “Vườn ươm cây giống, trồng hàng rào cây xanh” giai đoạn 2024-2026, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi xây dựng được 67 vườn ươm với hơn 30 ngàn cây các loại, đồng thời trồng hàng rào cây xanh 65 tuyến đường, tổng chiều dài hơn 90.100 m, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Linh hoạt ôn tập môn thi tự luận

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ðịa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, duy nhất môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng giáo dục

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau, cho biết, đối với ngành GD&ÐT thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Năm học 2024-2025, ngành chỉ đạo thực hiện ứng dụng học bạ điện tử ở 100% trường tiểu học và tiến hành thí điểm ở một số trường cấp THCS; sử dụng phần mềm quản lý cơ sở vật chất và tài chính; thực hiện việc thu học phí không dùng tiền mặt.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.