ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-7-25 06:38:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cá bớp nuôi lồng ở Hòn Chuối chết chưa rõ nguyên nhân

Báo Cà Mau (CMO) Từ ngày 11-13/6, cư dân nuôi cá bớp lồng quanh khu vực đảo Hòn Chuối (Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) hoang mang, lo lắng khi cá bớp nuôi lồng bị chết bất thường, số lượng khoảng 2.000 con.

Sợ cá chết nên anh Kim Ngọc Tính thu hoạch và đưa vào bờ bán.

Trong đó, hộ ông Huỳnh Phong Vụ có cá chết nhiều nhất, với hơn 1.000 con. Hộ ông Kim Ngọc Tính, người dân tộc Khmer, cá bị chết trên 400 con và một số hộ dân khác. Tổng số cá chết và có nguy cơ chết tính đến chiều ngày 13/6 khoảng trên 2.000 con. 

Theo ông Lê Tứ Phương, Tổ trưởng Tổ an ninh tự quản đảo Hòn Chuối, nguyên nhân ban đầu được cho là do một loại sinh vật lạ đeo bám vào cá với số lượng dày đặc làm cá chết. Ngành chức năng bước đầu xác định, sinh vật lạ đó là cá chình ngọc.

Trước tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá đã tăng cường thời gian chăm sóc, canh trực để vớt nếu có sinh vật lạ nổi lên tấn công lồng cá; đồng thời tranh thủ thu hoạch chở vào bờ bán. Hiện tại, cá bớp nuôi lồng tại Hòn Chuối vẫn giữ giá từ 105.000 đồng/kg trở lên. Đa số cá của các hộ bị chết hoặc có nguy cơ chết đều có trọng lượng từ 7-14 kg. 

Sinh vật lạ được cho là đã tấn công làm cá nuôi lồng bè chết hàng loạt.

Chiều 13/6, hộ anh Kim Ngọc Tuấn thu hoạch trên 400 kg và chuyển tàu chở vào bờ bán cho thương lái. Tuy cá chết bất thường nhưng các hộ dân vẫn kịp vớt bán dù giá thấp hơn bình thường khoảng 10–15 ngàn đồng/kg.

Theo những hộ nuôi cá ở đảo Hòn Chuối cho biết, hai năm trở lại đây, giá cá làm thức ăn tăng cao nhưng giá cá bớp thương phẩm không tăng, thậm chí còn sụt giảm. Cộng với việc nguồn nước ô nhiễm nên người nuôi lợi nhuận không cao, nhiều hộ thua lỗ và đã bán bè đi nới khác làm ăn. Cũng đã nhiều năm qua, người dân nuôi cá quanh đảo Hòn Chuối vẫn chưa được các ngành chức năng tư vấn hoặc có kế hoạch đầu tư phát triển. Họ đang cần sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành chức năng để an tâm bám biển, bám đảo.

Anh Vy

 

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.