ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 04:54:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau hướng đến nền kinh tế xanh - Bài 2: Triển vọng du lịch

Báo Cà Mau (CMO) Người dân Cà Mau, nơi cuối trời cực Nam Tổ quốc luôn tự hào khi được thiên nhiên ưu đãi hệ sinh thái rừng đước lớn nhất nước, với diện tích rừng và đất trồng rừng ven biển khoảng 52.000 ha; hệ sinh thái ngọt rừng tràm U Minh Hạ với 35.000 ha; cùng với đó Cà Mau có bờ biển dài 254km; với nhiều đặc sản ngon, phong phú về chủng loại…

Dựa vào tiềm năng, lợi thế này, với sự quan tâm vào cuộc của tỉnh, người dân Cà Mau đã và đang tích cực cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tham gia phát triển các mô hình du lịch gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, nhất là xây dựng các mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá cộng đồng. Đây là tiền đề, nền tảng để Cà Mau thực hiện chiến lược "Hành trình đến du lịch xanh" trong tương lai.

Du lịch sinh thái lên ngôi 

Trở lại các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vùng ngập mặn Mũi Cà Mau, đến các điểm du lịch miệt rừng tràm U Minh Hạ thời gian gần đây, chúng tôi cảm nhận sự hồi sinh tích cực của du lịch tỉnh nhà sau tác động rất lớn của đại dịch Covid-19.

 

Tháng 4 vừa qua, UBND huyện Ngọc Hiển tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt và triển khai Đề án "Làng Văn hoá-Du lịch Đất Mũi", giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Chúng tôi trở lại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đúng thời điểm tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt và triển khai Đề án "Làng Văn hoá-Du lịch Đất Mũi" giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.  Bà con nơi đây phấn khởi, bởi từ một vùng quê hẻo lánh, không có có lộ xe, phải phụ thuộc tất cả vào phương tiện thuỷ, dần dần được đầu tư lộ giao thông nông thôn, cùng các phong trào xây dựng NTM, giúp diện mạo nơi đây khởi sắc.

Từ năm 2014, từ một Dự án của Thụy Điển, chọn một số hộ dân trên địa bàn ấp thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, theo hình thức sinh lợi kép gắn phát triển kinh tế với dịch vụ du lịch cộng đồng, để du khách được trải nghiệm cuộc sống, nét đặc trưng văn hoá, sinh hoạt của người dân vùng ngập mặn rừng đước Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, sau vài năm, có hộ trụ không nổi với nghề này, rồi bỏ cuộc giữa chừng. Riêng ông Nguyễn Văn Nhuần (Tư Nhuần) là người đầu tàu, khơi dậy phong trào du lịch cộng đồng nơi đây nên ông quyết bám rừng, khai thác tiềm năng rừng và trụ vững với nghề du lịch sinh thái cộng đồng đến nay. Hiện nay, bình quân hàng tháng điểm du lịch sinh thái của ông Tư Nhuần đón trên 2.000 lượt khách.

 Sự kiện Hương rừng U Minh, với các hoạt động xác lập kỷ lục “Tổ ong lớn nhất Việt Nam”, “Lẩu mắm lớn nhất Việt Nam” đã thu hút đông đảo du khách, giới truyền thông trong và ngoài tỉnh đến chiêm ngưỡng, thông tin, tuyên truyền.

 Ông Tư Nhuần cho biết: Đề án phát triển "Làng văn hoá - du lịch Đất Mũi" được phê duyệt, sẽ là cơ hội mới để phát triển du lịch, gắn với quảng bá, giới thiệu đặc sản, đặc trưng quê hương Cà Mau, tạo sinh kế, lợi nhuận kép cho bà con dưới tán rừng. Trên nền tảng, kinh nghiệm có được sau gần10 năm làm du lịch cộng đồng của trên 20 hộ dân nơi đây, cùng sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, du lịch Đất Mũi sẽ là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách gần xa.

Anh Hoàng Phương Lâm, đến từ tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Lần đầu cùng với anh chị em cơ quan tham gia tour du lịch xuyên rừng Mũi Cà Mau, tôi cảm nhận đây là nơi du lịch trải nghiệm lý tưởng; được thưởng thức đặc sản; được hít thở không khí trong lành, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của chốn thành thị; người dân Cà Mau thì rất đáng yêu, thật thà, mến khách". 

Nằm trong chuỗi sự kiện Cà Mau điểm đến, sự kiện “Hương rừng U Minh” năm nay lồng ghép nhiều chương trình thú vị: Xác lập kỷ lục “Lẩu mắm lớn nhất Việt Nam” và “Tổ ong lớn nhất Việt Nam”; gắn với sự kiện “Hành trình đến du lịch xanh” tổ chức tại U Minh vào dịp lễ 30/4, 1/5 vừa qua...đã thu hút đông đảo khách du khách gần xa tham gia đi bộ xuyên rừng; tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái cộng đồng vùng ngọt rừng tràm U Minh Hạ như: Điểm Du lịch sinh thái Hoa rừng U Minh; Du lịch sinh thái Hương Tràm; khu du lịch sinh thái Mười Ngọt; các điểm tham quan vườn dâu, cây ăn trái của các thành viên HTX nông lâm nghiệp Trang trại xanh (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh)...Đây là một trong những hoạt động được Cà Mau tổ chức hàng năm, hứa hẹn trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến với du lịch xanh.

Tạo điểm nhấn, nâng tầm du lịch 

Các hoạt động trong chuỗi sự kiện “Cà Mau điểm đến”, như: Lễ hội Nghinh Ông (Sông Đốc); Lễ hội Tri ân quốc Tổ (Ngọc Hiển và Thới Bình); Họp mặt doanh nghiệp, gắn với hoạt động trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng của tỉnh; sự kiện Hương rừng U Minh với “Hành trình đến du lịch xanh”; Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ ...Và trong tháng 10 tới đây, người dân Cà Mau cũng như các tỉnh, thành phố cả nước đang nô nức, mong chờ sự kiện “Lễ hội cua Cà Mau” được tổ chức tại huyện Năm Căn; Lễ thượng cờ thống nhất non sông; Ngày hội ẩm thực Đất Mũi...Đây là một trong các hoạt động nhằm tạo điểm nhấn, quảng bá và vực dậy tiềm năng du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua và tới đây.

Anh Hoàng Phương Lâm (áo xanh, hàng đầu), đến từ tỉnh Đồng Nai, lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ tại Mũi Cà Mau. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trên cơ sở đó, tỉnh đã lập “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 744/QĐ/TTg, ngày 18/6/2018. Hiện tại, tỉnh đang tiếp tục lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau để kêu gọi đầu tư theo quy định.

Ông Giang Hoàng Hon, Giám đốc Điểm du lịch sinh thái Hương Tràm, xã Khánh An, huyện U Minh, cho biết: Với mong muốn lan toả những giá trị văn hoá, đặc sản vùng rừng U Minh nói riêng, các đặc sản tỉnh Cà Mau nói chung đến với du khách mọi miền đất nước, thời gian qua, điểm du lịch sinh thái Hương Tràm đã tái hiện không gian sinh hoạt đời thường của người dân ở đồng đất U Minh để khách du lịch được trải nghiệm, như: mặc áo bà ba tham gia lao động, sản xuất dưới tán rừng tràm; bơi xuồng giăng lưới, đặt lợp, bắt cá, ăn ong; tham gia các trò chơi dân gian. Thưởng thức các món ăn đặc trưng ở U Minh như: Lẩu mắm, rau đồng, cá sinh thái bắt dưới ao, rau được hái dưới tán rừng...

 

Khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống sông nước vùng ngập mặn Mũi Cà Mau.

Ông Trần Thanh Liêm (Ba Liêm), Chủ tịch HĐQT Nông lâm nghiệp Trang trại xanh thuộc ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, người rất quyết tâm với mô hình du lịch sinh thái nhà vườn, cho biết: HTX được thành lập vào tháng 4/2018, với 28 thành viên tham gia. Đến thời điểm này, hầu hết các thành viên đã và đang đầu tư cải tạo, trồng cây ăn trái, hoa màu, nuôi cá đồng và giữ một phần diện tích trồng rừng tràm theo quy định. Với mô hình này, hiện nay có khoảng 50% thành viên HTX hình thành khu vườn sinh thái, đã có huê lợi dưới tán rừng, mặt khác bà con sẽ kết hợp mở dịch vụ đón khách tham quan trải nghiệm vườn dâu, vườn quýt, vườn mít, trải nghiệm câu cá đồng, phục vụ dịch vụ ăn uống từ con cá, rau rừng hái được, vừa tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho du khách, vừa góp phần giúp thành viên HTX tăng thêm thu nhập. 

Ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau cho biết: Trong dịp lễ 30/4, 1/5 vừa qua Cà Mau đón trên 83.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng trên 67% so cùng kỳ năm 2021, giúp Cà Mau bội thu từ nguồn dịch vụ du lịch. Kết quả trên, một phần do tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Để từng bước kích cầu, phục hồi du lịch trong tình hình mới, ngành du lịch tỉnh Cà Mau đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, mở thêm các tour, tuyến và phát triển sản phẩm du lịch, tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các điểm du lịch, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách du lịch gần xa.

 Tính đến thời điểm này, Cà Mau có 17 điểm du lịch sinh thái cộng đồng đang hoạt động, trong đó có 3 điểm du lịch sinh thái vùng ngọt rừng tràm U Minh Hạ, quy mô phục vụ 300-500 lượt khách/điểm du lịch; ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình chủ động mở dịch vụ du lịch sinh thái nhà vườn, cho khách tham quan, thư giãn với không gian vườn, cà phê, câu cá, giải trí, trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước Cà Mau…Điểm nhấn tại các điểm du lịch sinh thái là cho du khách tận hưởng không gian xanh, thưởng thức các món ăn hữu cơ, sinh thái, giúp họ hưởng trọn cảm giác thoải mái vui tươi, hài lòng, mạnh tay chi tiêu khi đến và mong sớm được trở lại sau khi chia tay.v

                          Bài cuối: Cơ hội mới cho vùng đất cực Nam

Loan Phương

 

 

 

 

 

Liên kết hữu ích

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.