ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:52:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cán bộ hội giỏi giang

Báo Cà Mau Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác hội, anh Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau, còn là tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Trạng theo làm công nhân ở một số công ty. Năm 2009 anh về địa phương tham gia công tác Ðoàn, đến năm 2015 anh được bầu đảm nhiệm Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành. Ở cương vị mới, anh không ngừng học tập, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tích cực vận động hội viên nắm vững chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo chi hội hưởng ứng các phong trào thi đua như: thành lập câu lạc bộ (CLB) nông dân; giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững; hội viên nông dân chung tay bảo vệ môi trường..., qua đó góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trong công tác giảm nghèo, anh Trạng gần gũi nắm bắt nguyện vọng của các hộ nghèo, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ hỗ trợ vay vốn, con giống, cây trồng phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, nâng cao mức sống các hộ thoát nghèo, hạn chế tái nghèo... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã giảm qua từng năm.

Anh Hồ Quốc Trạng chăm sóc dưa lưới mới cho trái.

Ðể góp phần giúp hội viên nông dân trao đổi, động viên nhau sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, anh Trạng đứng ra thành lập CLB “Nông dân tỷ phú”, với ngành nghề sản xuất nông nghiệp. Hằng tháng CLB góp vốn xoay vòng trong các thành viên nhằm hỗ trợ những thành viên khó khăn có vốn để phát triển kinh tế.

Trong phong trào bảo vệ môi trường, hằng tuần anh phát động hội viên, Nhân dân ra quân dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm trên các tuyến của ấp; phát động trong hội viên nông dân xây dựng chuồng trại xa nhà ở, xử lý chất thải tại chỗ, thực hiện tốt bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện...

Không chỉ hoàn thành tốt công tác hội, anh Hồ Quốc Trạng còn “đảm việc nhà”. Anh Trạng chia sẻ: “Hiểu được ý nghĩa của phong trào hội nông dân, nên khi đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Nông dân xã, bản thân nhận thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng, củng cố tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Theo đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu trên Internet, đồng thời đi tham quan những mô hình mới hiệu quả để xây dựng mô hình kinh tế hộ. Khi làm ăn hiệu quả thì tôi thuyết phục hội viên, nông dân học hỏi, làm theo”.

Ngoài 1 ha nuôi cá chình, cá bống tượng, năm 2021, trên diện tích 3.000 m2, anh Trạng trồng nho, táo, dưa lưới... sản xuất ứng dụng công nghệ cao, thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp kỹ thuật, từ khâu chọn giống đến quy trình chăm sóc, đạt lợi nhuận từ 400-500 triệu đồng/năm. Anh Trạng cho biết: “Sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang nhiều lợi ích. Cây ăn trái sẽ được trồng trong nhà màng, giúp bảo vệ cây trồng trước tác động của thời tiết, khí hậu, hạn chế sâu bọ, côn trùng gây bệnh; kết hợp hệ thống tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học giúp nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðiều quan trọng, phát triển nghề trồng cây ăn trái gắn với phát triển du lịch sinh thái vườn, tạo điểm đến để người dân khắp nơi vào dịp lễ, Tết đến tham quan, mua hàng, chụp ảnh lưu niệm”.

Anh Hồ Quốc Trạng bên vườn nho.

Ông Trương Huỳnh Lãm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, nhận xét: “Ông Hồ Quốc Trạng luôn xác định nhiệm vụ của mình, nắm vững các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Ðồng thời, trong tổ chức các hoạt động của Hội Nông dân, về tình hình sản xuất của hội viên, nông dân... ông đề ra những kế hoạch cụ thể triển khai qua từng năm. Ông Hồ Quốc Trạng còn đầu tư nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được hội viên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động và phong trào thi đua nên ông thường xuyên được cấp uỷ, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao, đặc biệt trong các hoạt động phụ trách giảm nghèo hằng năm"./.

 

Tiểu Ái

 

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

49 dự án tham gia vòng sơ tuyển CamaUP’24

Chiều 19/9, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) chủ trì vòng sơ tuyển Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24 - Think green for sustainable startup).