ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-12-23 18:10:34

Canh tác nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Báo Cà Mau (CMO) “Một trong những nguyên nhân cản trở sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta là do thiếu các mô hình tổ chức và quy trình sản xuất hiệu quả; thiếu các nguồn vật tư phù hợp cho sản xuất (phân bón, thuốc BVTV sinh học), nhưng điều quan trọng hơn là thiếu chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho nông sản hữu cơ”.

Thông tin trên được ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến tổng kết Dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp cho cộng đồng nông dân quy mô nhỏ tại các tỉnh phía Nam khu vực sông Mê Kông” tại điểm cầu Cà Mau, ngày 30/12.

Dự án được tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tài trợ.

Các đại biểu dự Hội thảo trực tuyến tổng kết dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp cho cộng đồng nông dân quy mô nhỏ tại các tỉnh phía Nam khu vực sông Mê Kông” tại điểm cầu Cà Mau, ngày 30/12.

Theo ông Tùng, việc gắn kết giữa phát triển nông nghiệp hữu cơ với du lịch sinh thái nông nghiệp là 2 mục tiêu song hành, có quan hệ mật thiết với nhau, bởi lẽ nông nghiệp hữu cơ chính là cảnh quan du lịch và du khách là những người sử dụng, truyền bá, quảng cáo cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Tại Cà Mau, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, qua 2 năm thực hiện, dự án mới khảo sát và chọn được 2 điểm tổ chức mô hình lúa tôm hữu cơ tại Cà Mau, gồm 30 hộ nông dân ở xã Trí Lực), huyện Thới Bình (quy mô diện tích là 50,4 ha) và 30 nông dân ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, quy mô diện tích là 69.7 ha.

Cụ thể, dự án đã hỗ trợ các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tìm kiếm các Doanh nghiệp bao tiêu thu mua sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ in ấn bao bì đóng gói sản phẩm lúa gạo… Đồng thời, điều tra đánh giá về du lịch, đề xuất kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái nông nghiệp của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Cần tiếp tục có những nghiên cứu, thử nghiệm khả thi mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ nông hộ gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Ông Lê Thanh Tùng đánh giá, đến nay, dự án đã đạt được những kết quả nhất định, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, du lịch bền vững, nhằm cải thiện thu nhập và đời sống cho người nông dân của tỉnh Cà Mau nói riêng, các tỉnh ĐBSCL nói chung. 

“Việc tổ chức mô hình gắn kết giữa nông nghiệp hữu cơ với du lịch sinh thái cần phải tiếp tục có những nghiên cứu, thử nghiệm khả thi hơn trước khi nhân rộng”, ông Tùng nhấn mạnh./.

 

Trần Nguyên

 

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với diện tích thiệt hại 105,6 ha. Ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phòng dịch, giảm thiệt hại nhưng nguy cơ mầm bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Ẩn hoạ từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 100 ngàn lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng đến sức khoẻ do phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng cách. Và cùng theo nhận định từ cơ quan này, nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau một số ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và hoá chất.

Cần hỗ trợ thu hoạch lúa - tôm

Kể từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ độc canh cây lúa sang lúa - tôm kết hợp, hằng năm nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước duy trì gieo sạ trên dưới 500 ha lúa - tôm, thuộc xã Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ. Ðặc biệt, khi hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau hoàn thành thì diện tích gieo sạ lúa - tôm liên tục tăng lên. Vụ mùa năm 2023, bà con xuống giống được hơn 830 ha, lúa đang phát triển tốt, sẽ cho thu hoạch đồng loạt vào cuối tháng 12. Nông dân phấn khởi về năng suất, nhưng không khỏi lo lắng khâu gặt lúa, bởi đã qua khi đến mùa thu hoạch lúa bà con phải chạy đôn chạy đáo kiếm nhân công, thậm chí có mướn giá cao cũng khó tìm được người.

Ðể nghề nuôi cua phát triển bền vững

Nhanh tay trói số cua mới câu được để kịp bán cho thương lái, anh Phạm Trung Tân (ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) nhẩm tính: “Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi thu hoạch cua bán tầm hơn 90 triệu đồng, trừ chi phí chắc lời hơn 75 triệu đồng. Dưới vuông giờ cũng còn một mớ, đặt lọp vét chừng vài đợt nữa rồi chuẩn bị cải tạo ao đầm lại để làm tiếp vụ mới. Giờ thì kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn đã có, vụ tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi và chia sẻ cách nuôi để bà con thực hiện, cùng vươn lên phát triển kinh tế”.

Mô hình hiệu quả của cựu chiến binh

Những năm qua, mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm được các cựu chiến binh (CCB) xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tích cực phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Ấm no từ nghề làm khô

Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi danh với nghề muối ba khía, nghề làm tôm khô, mà nơi đây còn được nhiều người biết đến với nghề làm cá khô truyền thống. Mỗi năm, các cơ sở, hộ làm nghề đã sử dụng hàng ngàn tấn cá nguyên liệu để chế biến, cung cấp sản phẩm cá khô cho thị trường, đem về cuộc sống ấm no.

Hướng đi mới cho người trồng chuối

Tháng 9 vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai Dự án cải tạo vườn chuối định hướng hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, tại Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Dự án xây dựng với quy mô 10 ha, 20 hộ dân tham gia thực hiện.

Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn - Cà Mau”

Năm Căn có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 25.600 ha, trong đó, diện tích nuôi cua bán thâm canh 2,65 ha và diện tích nuôi cua kết hợp chiếm từ 80-90% diện tích nuôi thuỷ sản. Sản lượng cua hằng năm trên 2 ngàn tấn.

Nhân rộng diện tích lúa hữu cơ

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh khuyến khích nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Từ đó, giúp người dân nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác với nông dân liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ.