ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 01:12:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cây keo lai: Nhân tố đột phá, thành quả vượt bậc

Báo Cà Mau (CMO) Diện mạo nông thôn mỗi ngày mỗi mới, đời sống cư dân miệt rừng U Minh Hạ, nơi từng được xem là “túi nghèo” của tỉnh thật sự thay da đổi thịt. Đó là thành quả của quá trình chuyển dịch kinh tế đúng hướng, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đối với mặt hàng gỗ.

Mạnh dạn chuyển đổi

Trời vừa tờ mờ sáng, hơn 20 nhân viên của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đã có mặt tại khu vực vườn ươm của công ty. Người thụt lỗ, người vận chuyển cây giống, người trồng…, mỗi người một công việc nhưng cùng chung mục tiêu là tạo ra 2 triệu cây giống mới, chất lượng, năng suất và theo nhu cầu thị trường vào năm 2021. Tranh thủ vài phút giải lao uống nước, Tổ phó Tổ vườn ươm keo lai Trương Trọng Nguyễn chia sẻ, giống là nhân tố quyết định chất lượng gỗ, năng suất rừng trồng. Do đó, công ty luôn quan tâm phát triển vườn ươm, tất cả cây đầu dòng của công ty chỉ lấy giống tối đa 3 năm, sau đó phải trồng mới.

Chia sẻ thêm về quá trình làm ra cây giống tốt, anh Nguyễn cho biết thêm, cây đầu dòng phải được chăm sóc cẩn thận, đồng thời trải qua quá trình tuyển chọn tỉ mỉ. Khi cây đạt từ 6 tháng tuổi trở lên tiến hành cắt hom và đem giâm thêm 2,5 tháng mới đạt chuẩn xuất vườn, mang đi trồng.

Hiện nay cây gỗ của rừng U Minh Hạ chủ yếu là gỗ nhỏ.

Kinh tế lâm nghiệp không chỉ là động lực cho vùng lâm nghiệp phát triển, mà gỗ còn là mặt hàng chủ lực được tỉnh lựa chọn để tạo đột phá cho kinh tế. Và thực tế thời gian qua, cây lâm nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình. Có được vị thế ấy là cả quá trình thay đổi, cả về cơ cấu giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc…, tiên phong là Công ty TNHH MTV  Lâm nghiệp U Minh Hạ. 

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty Trần Văn Hiếu cho biết: "Phương châm hàng đầu của chúng tôi là luôn ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện công ty đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ vườn ươm keo lai sang giống mới AH7, AH1".

Theo đánh giá, 2 giống mới này có ưu thế vượt trội hơn các giống hiện tại đang được trồng tại khu vực rừng U Minh Hạ. Một số ưu điểm vượt bậc, mà qua sản xuất thực tế đã được khẳng định là chu kỳ kinh doanh rút ngắn hơn so với các giống hiện nay khoảng 2 năm và có thể trồng rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Theo ông Hiếu, giống mới AH7, AH1 có năng suất tăng gấp đôi so với các giống cũ đã trồng thời gian qua, tức là 1 ha có thể tăng từ 50-60 m3 trong 1 năm. Ngoài ra, chất lượng gỗ của giống cây này được thị trường trong nước và thế giới rất ưa chuộng.

Từ ưu thế đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ vườn cây đầu dòng của đơn vị sang giống AH7, AH1 với khoảng 100.000 cây. Mục tiêu đề ra là tạo khoảng 2 triệu cây giống vào năm 2021 phục vụ bà con trong lâm phần. Đồng thời, ông Hiếu cho biết, công ty đã liên kết với Viện Khoa học Lâm nghiệp miền Nam cung cấp ít nhất 1 triệu cây giống cấy mô để trồng rừng gỗ lớn, từ 8-10 năm.

Một cây keo lai thu từ 500.000 đến 1 triệu đồng

Kinh tế lâm nghiệp thời gian qua giúp U Minh giảm nghèo nhanh và bền vững. Trở lại câu chuyện vào những năm 2011, khi cây keo lai bắt đầu xuất hiện trên đồng đất U Minh Hạ. Khi ấy, U Minh vẫn được xem là vùng phèn, trũng, người dân cứ luẩn quẩn với khó khăn, túng thiếu, hay nói cách khác là nghèo. Hay gần hơn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo huyện U Minh lên đến 21,69%, vậy mà chỉ sau 5 năm, hiện chỉ còn 2,84% hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,6 triệu đồng, tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2016.

Thành quả vượt bậc ấy đến từ rất nhiều yếu tố, trong đó cây keo lai là nhân tố đột phá. Vùng đất U Minh, nơi chứa đựng nhiều sản vật nổi tiếng trong và ngoài nước, tiêu biểu như mật ong U Minh, cá đồng, chuối… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kinh tế phụ, keo lai mới là cây trồng mang về cho người dân nơi đây số tiền tính bằng trăm triệu, tiền tỷ. Đời sống người dân phát triển gắn liền với sự đóng góp trở lại cho xã hội. 

Ngày nay, xe ô-tô, xe buýt, xe tải... không chỉ dễ dàng đến trung tâm các xã, thị trấn mà nhiều tuyến sâu trong lâm phần, xe ô-tô tải còn đến tận nhà dân để thu mua nông sản. Câu chuyện mà chỉ cách đây 10 năm không ai có thể nghĩ đến. Được biết, toàn huyện hiện có hơn 167 km đường ô-tô, 574 km đường nông thôn, 300 cầu bê-tông… đấu nối không chỉ từ cụm dân cư đến trung tâm xã, huyện và tỉnh, mà còn thông thương với các huyện lân cận.

Hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế lâm nghiệp phát triển nhanh, mạnh hơn trong thời gian tới. Theo nhận định của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, trong vòng 20 năm tới keo lai vẫn là loại gỗ được thị trường thế giới ưa chuộng vì chưa có loại gỗ nào thay thế. Do đó, việc đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống là nhân tố quan trọng giúp U Minh cất cánh từ kinh tế lâm nghiệp. “Mỗi cây keo lai có thể mang về 1 triệu đồng, thấp hơn cũng phải 500.000 đồng, là mục tiêu không quá xa đối với giống mới như AH7 và hiện nay công ty đang tiến hành hiện thực hoá mục tiêu này”, ông Hiếu tâm đắc.

Nếu tâm huyết của ông Hiếu thực hiện thành công thì chỉ cần 1 ha, trồng khoảng 1.000 cây keo lai có thể mang về thu nhập tiền tỷ. Với diện tích rừng sản xuất hiện nay của toàn huyện U Minh thì câu chuyện kiếm vài chục ngàn tỷ từ gỗ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi ấy, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 68 triệu đồng, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 2% trở xuống… vào năm 2025 là trong tầm tay./.

Nguyễn Phú - Thảo Mơ

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.