ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:42:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm chút vụ dưa hấu tết

Báo Cà Mau Thời điểm này, dưa hấu đang cho trái rộ và phát triển tốt. Trên những cánh đồng dưa, nông dân tất bật với việc chăm sóc để cung ứng cho người tiêu dùng những trái dưa đảm bảo chất lượng, đẹp mắt. Theo bà con trồng dưa cho biết, vụ dưa tết sẽ được thu hoạch vào ngày 24, 25 tháng Chạp.

Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các ruộng dưa đều phát triển xanh tốt.

Năm nay, trên địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau - nơi được xem là “thủ phủ” trồng dưa hấu, có tổng số 153 hộ trồng với gần 93 ha, trong đó có 22 ha trồng theo hướng VietGAP. Các giống dưa được nông dân lựa chọn chủ yếu là dưa Mai An Tiêm, Mặt trời đỏ, dưa sọc, dưa vàng… Bình quân hàng năm cung ứng cho thị trường từ 2.500 - 3.000 tấn.

Để có được các liếp dưa đều nhau, nông dân phải chia ruộng theo từng luống cách nhau một rãnh được đào sâu hơn 40 cm vừa lấy đất bồi cao liếp vừa trữ nước tưới cho dưa phát triển. Các liếp dưa phẳng được bón lót bằng phân hữu cơ, bên trên phủ màng nông nghiệp, giúp hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm nước và phân bón.

Năm trước, do ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất giảm 30%. Vụ dưa tết này, tình hình khá thuận lợi khi trời mưa ít, nắng nhiều nên ruộng dưa hấu của bà con đang phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Những ngày này, vào sáng sớm và xế chiều, nông dân có mặt ngoài rẫy để thực hiện các công đoạn chăm sóc dưa như bơm nước, úp nụ cho trái để dưa lớn đồng đều, đồng thời chọn lựa tuyển trái (mỗi dây chỉ chừa một trái để dưa hấu đạt chất lượng tốt), lót kê trái để dưa phát triển đều, bóng, đẹp...

Ông Trần Văn Có, ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm, người có thâm niên hơn 10 năm trồng dưa hấu, chia sẻ: “Vụ dưa hấu năm nay, gia đình tôi xuống giống hơn 4 công. Nếu đà thuận lợi này, bình quân 1 công có thể cho thu hoạch từ 800-900 trái, lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng. Nông dân chúng tôi hy vọng năm nay trúng mùa, trúng giá để được đón một cái tết sung túc”.

Ông Trần Văn Có (ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) chăm sóc cẩn thận dây dưa. Vụ dưa tết này, gia đình ông xuống giống hơn 4 công với hy vọng trúng mùa, trúng giá để đón tết sung túc.

Cùng ấp Thạnh Điền, hộ ông Trần Văn Phụng trồng dưa hấu với diện tích lớn, khoảng 20 công. Theo ông biết, để kịp cung ứng cho thị trường tết, từ cuối tháng 10 âm lịch gia đình bắt đầu xuống giống dưa hấu. Ông trồng dưa Mai An Tiêm, dưa vàng để bán trưng tết; riêng dành khoảng 5 công trồng giống dưa dài bán theo ký, loại này khoảng ngày 10 tháng Chạp là thu hoạch.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân, trồng dưa trưng tết đòi hỏi kỹ thuật, công sức nhiều hơn trồng dưa bán ký. Nhưng bù lại, dưa trưng tết khi thu hoạch bán giá cao hơn, thương lái mua theo trái với giá từ 48-50 ngàn đồng/trái. Vì vậy, bà con càng có thêm động lực để gắn bó với vụ trồng dưa tết mặc dù rất vất vả, từ lúc gieo hạt ươm cây cho đến khi thu hoạch, xuyên suốt gần 3 tháng phải túc trực và dồn hết tâm sức chăm sóc cho ruộng dưa.

Trái dưa được nhà nông lót xốp để tránh bị trầy, úng.

Ông Mạc Ngọc Truyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm cho biết, Hội thường xuyên phối hợp cán bộ nông nghiệp xuống địa bàn, hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, phòng tránh sâu bệnh. Đối với dưa hấu VietGAP thì tăng cường hướng dẫn bà con cập nhật quá trình sản xuất để phục vụ việc giám sát định kỳ hàng năm và tái chứng nhận VietGap.

Dưa hấu vàng là giống mới, được nông dân trồng thử nghiệm cho hiệu quả cao, thị trường ưa chuộng.

Theo phong tục của người Việt, trên mâm trái cây cúng tổ tiên ngày tết không thể thiếu quả dưa hấu tượng trưng cho một năm mới nhiều may mắn, ấm no, hạnh phúc. Những ngày này, trong không khí xuân đang đến gần, hình ảnh những trái dưa căng mọng, tròn trịa san sát trên ruộng báo hiệu một mùa bội thu, một cái tết ấm no đến với nhà nông, cũng như mang hương vị Tết cổ truyền đến với mọi nhà./.

 

Mộng Thường

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).

Chìa khoá quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên

Ngày nay, ngân hàng số không còn là chuyện riêng của người lớn mà đã trở thành một công cụ hữu ích giúp giới trẻ làm quen với tài chính. Khi tiếp cận sớm các dịch vụ ngân hàng, học sinh, sinh viên (HS, SV) có thể rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc, biết cách lập ngân sách, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay. Quan trọng hơn, những kỹ năng này không chỉ giúp các em vững vàng về tài chính ngay từ khi còn trẻ mà còn góp phần định hình tư duy tài chính thông minh cho tương lai.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.