ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 15:47:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chắp cánh cho sinh viên khởi nghiệp

Báo Cà Mau Những năm qua, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức mà còn tạo điều kiện cho sinh viên (SV) phát triển kỹ năng, tay nghề thông qua các tiết thực hành. Bên cạnh đó, SV còn có thể lập các mô hình khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với sự trợ lực từ giảng viên bộ môn, đây là nền tảng bước đầu giúp các em định hướng nghề nghiệp phù hợp. Mới đây, SV trường đã có dự án khởi nghiệp đạt kết quả khả quan.

Dự án phát triển nghề nuôi cá cảnh và dịch vụ hậu cần của nhóm sinh viên ngành Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau lần đầu tiên ứng dụng thực hành, mang sản phẩm thiết kế tham gia cuộc thi Startup Kite - Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp, do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phát động, định kỳ 2 năm tổ chức một lần.

Sinh viên năm cuối ngành NTTS quan sát mô hình thực hành tại giảng đường 1.

Cô Huỳnh Hiếu Lộc, giảng viên ngành NTTS, Khoa Kinh tế nông nghiệp, cho biết: “Ðây là năm đầu tiên SV trường tham gia cuộc thi Startup Kite. Thông qua dự án không chỉ thoả niềm đam mê của SV với ngành học, bước đầu định hướng tiềm năng nghề nuôi cá cảnh tại Cà Mau và các tỉnh lân cận, mà còn phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập tại trường, giúp SV rèn luyện tay nghề, xa hơn là bệ phóng để các em khởi nghiệp, lên ý tưởng chiến lược kinh doanh”.

Sản phẩm tham gia dự án là kết quả từ các mô hình thực hành bộ môn sản xuất giống và nuôi cá cảnh. Ðể tham gia cuộc thi, mô hình làm ra phải đáp ứng các tiêu chí về tính sáng tạo, có bố cục cụ thể, mang ý nghĩa tượng trưng, sử dụng chất liệu thiên nhiên, tái chế. Do đó, việc tận dụng các vật phẩm còn giúp giảm giá thành sản phẩm, mang tính cạnh tranh cao khi bắt đầu khởi nghiệp trên thị trường.

Một trong những thành viên nhóm thực hiện dự án là bạn Nguyễn Văn Hải Ðăng, SV năm cuối ngành NTTS. Vốn yêu thích nuôi cá cảnh, Hải Ðăng đã có kinh nghiệm hơn 1 năm chơi cá cảnh, từng lắp đặt, thiết kế 7 bể, hồ cá tại nhà. Ðiểm cộng cũng là điểm độc đáo ở tác phẩm mang tên “Dòng chảy xanh” chính là sự gắn kết với vùng miền, mang những cảnh vật, sinh vật đặc trưng của Cà Mau để đưa vào làm đa dạng tiểu cảnh bên trong. Ðăng chia sẻ: “Ý tưởng chính khi thiết kế bể là hướng đến bảo vệ môi trường, các vật liệu, trang trí đều phải được tận dụng lại. Ðặc biệt, hệ thống lõi lọc nước được tái chế từ những hộp nhựa đựng kem, ống nước đã qua sử dụng. Trong bố cục của bể, tôi phân chia làm 3 tầng, trong đó tầng đáy sẽ có tép rong, cá tỳ bà bướm, ốc táo có nhiệm vụ làm sạch, dọn rêu. Ở tầng giữa và trên cùng sẽ thả các loại cá để làm cảnh như cá bảy màu, cá bống tre, cá cánh buồm, cá ông tiên, cá chuột cate... Sắp tới, tôi dự định sẽ mang những loài cây, sản vật đặc trưng của Cà Mau như cây đước, bồn bồn vào bể cá”.

Bạn Nguyễn Văn Hải Đăng với sản phẩm do nhóm thiết kế mang tên Dòng chảy xanh, trong đó Đăng phụ trách phần kỹ thuật của bể. Bước đệm sau tốt nghiệp Đăng sẽ tự mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh, ứng dụng những kiến thức đã học để khởi nghiệp.

“Với tôi, công đoạn khó nhất vẫn là xử lý nước; ngoài ra, việc thuần cá, thuần nước cũng rất quan trọng. Việc ứng dụng kiến thức nền để sáng tạo ra các mô hình sản phẩm phục vụ nhu cầu rất hay, giúp tiết kiệm được chi phí. Song song đó, những kiến thức được học sẽ được kiểm chứng thông qua sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình thực hiện, từ mô hình đến tham gia dự án, nhóm nhận được sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên bộ môn. Thầy cô tạo mọi điều kiện để SV có thể phát triển theo khả năng của mỗi người”, bạn Phạm Tuấn Khanh, SV năm cuối ngành NTTS, chia sẻ.

Bước đầu tham gia dự án, sinh viên nhận thiết kế các đơn đặt hàng theo sở thích, phong thủy và không gian, giá thành cạnh tranh do tận dụng các nguyên vật liệu tái chế và thiên nhiên

Bạn Nguyễn Dũ Khiêm, SV năm cuối ngành NTTS, chia sẻ: “Dù chỉ là bước đầu nhưng nhóm đã nhận hơn 10 đơn đặt hàng thiết kế bể (trong nhóm có nhiều bạn nhận đơn cá nhân riêng). Ðây là thành quả sau quá trình nghiêm túc làm việc nhóm, nghiên cứu học tập, phần nào tiếp thêm động lực để SV nói chung, nhóm tham gia dự án nói riêng, tiếp tục nghiên cứu và sáng tạo. Tiêu chí khi nhận setup hồ thuỷ sinh là theo yêu cầu của khách hàng, theo phong thuỷ, sở thích, chính vì vậy mỗi sản phẩm làm ra sẽ là duy nhất, mang dấu ấn cá nhân. Hiện tại, giá thành các bể dao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng, tuỳ theo kích thước, chất liệu trang trí...”.

Tinh thần khởi nghiệp khi còn là sinh viên giúp các bạn trẻ áp dụng kỹ năng được truyền đạt trên giảng đường vào thực tiễn cuộc sống. Môi trường học tập năng động, sáng tạo, với nhiều trải nghiệm, không chỉ từng bước khẳng định vị thế của Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, mà còn chắp cánh để SV phát triển theo năng lực cá nhân, truyền nguồn cảm hứng cho các khoá sau./.

 

Ngô Nhi

 

Đi du học Hàn Quốc nhanh chóng

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Phụ nữ tăng thu nhập từ thủ công mỹ nghệ

Với niềm đam mê từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chị Lý Kim Biền, Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đã bắt tay vào khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Các sản phẩm được chị Biền làm ra khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến (giỏ xách, gấu bông, thảm, các dụng cụ nhà bếp và đặc biệt thêu tên lên sản phẩm làm quà tặng, quà lưu niệm). Ðây là mô hình giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.