ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 18:17:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào - Bài cuối: “Quê chúng ta Cà Mau”

Báo Cà Mau Những ngày này, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đang tập trung khẩn trương cho công tác chuẩn bị hợp nhất thành tỉnh Cà Mau mới - một phiên bản được nâng cấp toàn diện, đầy kỳ vọng của Minh Hải xưa. Cà Mau - Bạc Liêu lại chung một mái nhà, một chiếc nôi với trọn vẹn những nghĩa tình, những khát vọng phát triển lớn lao, với sức vóc mạnh mẽ, thế và lực vững vàng ở địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Nhân lên niềm tin và sức mạnh

Ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau, khẳng định: “Chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu là chủ trương của ý Ðảng - lòng Dân, đây là cơ hội để mở rộng không gian phát triển, cộng hưởng, nhân lên thế mạnh nổi trội, khác biệt của tỉnh Cà Mau mới với mục tiêu phát triển nhanh, mạnh, bền vững, xây dựng Cà Mau trở thành vùng đất giàu đẹp, hạnh phúc, văn minh. Và tất cả là để chăm lo cho cuộc sống tốt đẹp hơn của Nhân dân”.

Khi cuộc đoàn viên sắp đến, cả 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đều đã có sự phát triển vượt bậc. (Trong ảnh: Ðô thị Cà Mau - trung tâm của tỉnh).               Ảnh: NHẬT MINH

Khi cuộc đoàn viên sắp đến, cả 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đều đã có sự phát triển vượt bậc. (Trong ảnh: Ðô thị Cà Mau - trung tâm của tỉnh). Ảnh: NHẬT MINH

Sau gần 30 năm chia tách (1997), khi cuộc đoàn viên sắp đến, cả 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đều đã có sự phát triển vượt bậc. Tỉnh Minh Hải ngày trước chia làm 2 khu vực, khu vực 1 ở Bạc Liêu với thế mạnh nông nghiệp; khu vực 2 ở Cà Mau có các thế mạnh nông - ngư - lâm nghiệp. Còn hiện tại, cả Cà Mau và Bạc Liêu đều định hình, khẳng định được những thế mạnh mũi nhọn, có vị trí không thể thay thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ở một số lĩnh vực nổi trội như nông nghiệp, công nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, du lịch, kinh tế biển... Với 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 310 km và vùng biển rộng lớn khoảng 120.000 km2, Cà Mau trở thành một trong những vựa thuỷ sản lớn nhất cả nước và đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm kinh tế biển tổng hợp năng động, hiện đại. Chỉ nói về con tôm của tỉnh Cà Mau mới thôi, đã thấy vững lòng.  Tỉnh Cà Mau sau hợp nhất sẽ có 450.900 ha nuôi thuỷ hải sản, với sản lượng ước đạt 566 ngàn tấn/năm, không còn bàn cãi gì nữa, Cà Mau sẽ là thủ phủ tôm Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước và thu về khoảng 2,5 tỷ USD/năm.

Ông Lữ Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, kỳ vọng: “Tỉnh Cà Mau hợp nhất sẽ là dấu mốc quan trọng để mở ra cơ hội vươn mình lên tầm cao phát triển mới của quê hương. Chúng ta tựa vào biển, vào rừng, vào những nền tảng sẵn có, nhưng cũng phải dám nghĩ, dám làm, dám chớp lấy những cơ hội để xây dựng, kiến tạo và mở ra con đường phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn của địa phương”.

Thuận lợi của tỉnh Cà Mau sau hợp nhất là với những nền tảng sẵn có của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hoàn toàn đủ sức đảm đương, hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Công việc sắp xếp bộ máy tổ chức, song hành với nhiệm vụ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được thực hiện đúng quy định, đảm bảo yêu cầu, tiến độ.

Ông Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Anh em cán bộ ở Cà Mau và Bạc Liêu vẫn giữ được tình cảm nồng hậu, gắn bó, đoàn kết với nhau, trong mọi công việc đều đồng thuận, ý thức cao nhất của mỗi người là vì lợi ích chung, vì sự phát triển của quê hương và để làm sao chăm lo, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân. Ðội ngũ cán bộ của tỉnh Cà Mau sau hợp nhất cả về số lượng lẫn chất lượng đều hết sức yên tâm”.

Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau sau hợp nhất sẽ tương hỗ, bổ khuyết cho nhau tạo nên bức tranh hoàn chỉnh, lý tưởng để vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc vươn mình phát triển bằng lợi thế so sánh và thế mạnh nổi trội, riêng biệt. Ðây là thời điểm mà thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều hội tụ, ủng hộ cho tỉnh Cà Mau mới khởi đầu hành trình tươi đẹp phía trước.

Kề vai, chung sức

Nhắc lại chuyện đặt tên tỉnh mới thời Minh Hải để nói về cái tên Cà Mau chung hôm nay. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau, cho biết: “Việc lựa chọn phương án tên, trung tâm của tỉnh mới đều căn cứ vào những chỉ đạo, quy định của Trung ương và phù hợp với bối cảnh thực tiễn, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển ổn định, lâu dài của địa phương. Cà Mau là thương hiệu hết sức ấn tượng, dễ nhận diện, đó là một lợi thế so sánh, cạnh tranh và sẽ là tài sản chung quý giá, là hồn cốt máu thịt, niềm tự hào của mỗi người con quê hương”.

Ông Phạm Thạnh Trị, nguyên Phó bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, gởi gắm: “Chủ trương hợp nhất tỉnh là đúng, là trúng rồi. Chỉ mong sao anh em cán bộ, Nhân dân 2 tỉnh giữ mãi tình cảm sâu đậm, đoàn kết như thời kỳ Minh Hải. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô địch giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi tới thành công. Nói gì thì nói, những cái tên Minh Hải, Cà Mau, Bạc Liêu vẫn còn mãi, còn trong lịch sử, trong lòng người và vẫn hiện diện trong cuộc sống hôm nay”.

Ông Nguyễn Hữu Thành, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, kỳ vọng: “Một lần nữa, Cà Mau và Bạc Liêu lại về cùng một mái nhà, cái nôi chung sâu nặng nghĩa tình. Hôm nay, bối cảnh đã khác, kỳ vọng cho tỉnh Cà Mau mới là lớn lắm, thôi thúc lắm, vì thế trách nhiệm với quê hương, với Nhân dân của anh em cán bộ càng phải cao, càng phải vững. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên phải bằng cái tâm, cái tầm, bằng hành động để chung sức xây dựng, phát triển quê hương, chăm lo, phục vụ ngày càng tốt hơn cho Nhân dân”.

Một bài học quý của Minh Hải được ông Hữu Thành nhắc lại: “Câu chuyện cán bộ vẫn là hết sức quan trọng. Chúng ta phải chọn lựa đúng người, đủ đức, đủ sức, đủ tài, đủ tầm để làm tốt nhất công việc. Ðồng thời, phải có cơ chế phát hiện, khuyến khích, trọng dụng nhân tài. Thế hệ hôm nay cần phải ghi nhớ, trân trọng, kế thừa, phát huy thành tựu, nền tảng mà tỉnh Minh Hải trước đây, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu sau này và gắn với những công lao của thế hệ tiền bối đã gầy dựng. Có trước, có sau, trọn vẹn nghĩa tình, có sự chiêm nghiệm, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để áp dụng phù hợp vào thực tiễn hiện nay là điều cần thiết, hữu ích”.

Trong những thế mạnh của tỉnh Cà Mau sau hợp nhất, ông Hữu Thành trăn trở: “Chúng ta có những tài sản riêng có, vô cùng đặc sắc để lĩnh vực du lịch khai thác từ bản sắc văn hoá, tài nguyên du lịch, cốt cách, phẩm chất con người đều hết sức hấp dẫn, độc đáo. Chỉ riêng Mũi Cà Mau thôi, nếu du lịch làm tốt, làm đúng hướng, đúng tầm thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người dân, mang lại những giá trị, hiệu ứng tích cực, toàn diện cho địa phương”.

“Gần thêm yêu dấu, quê chúng ta Cà Mau”, ca từ trong nhạc phẩm Ðất Mũi Cà Mau của Nhạc sĩ Hoàng Hiệp như một lời hẹn ước. Có lẽ, trong thời khắc này, chỉ cần lắng nghe bài hát ấy, mỗi người sẽ vỡ oà những cảm xúc thổn thức, tự hào về quê hương. Ở đó, có sự thúc giục “người đi nhanh nhanh những bàn chân/ Nhanh nhanh những nghĩ suy và ước vọng” để “hôm nay đầy tự hào, đi lên lòng dạt dào, dựng xây cuộc sống mới”.

Về Cà Mau, không chỉ đất trời mà còn thấy lòng người, tình đời, tương lai thêm rộng lớn./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.