ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:32:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các dấu hiệu tim mạch cần được cấp cứu

Báo Cà Mau Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các trường hợp bệnh tim mạch khẩn cấp nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Nhận biết các dấu hiệu tim có vấn đề để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng góp phần tăng cơ hội sống và phục hồi của người bệnh.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng Khoa Truyền thông – Giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Biểu hiện của đau thắt ngực là những cơn đau dữ dội, bệnh nhân có cảm giác như tim bị bóp nghẹt, thắt chặt trong lồng ngực. Vị trí cơn đau thường là ở phía sau xương ức, vùng giữa ngực và tim. Cơn đau có thể xuất hiện một chỗ hoặc có thể lan rộng tới cổ, hàm, lan ra một hoặc hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng… Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài chục phút. Có thể kèm các dấu hiệu khác như: mệt lả, khó thở, vã mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn…”.

Một dấu hiệu khác cho biết tim mạch cần được cấp cứu là dấu hiệu của tai biến mạch máu não, bao gồm: người bệnh có thể đột ngột bị tê hoặc yếu một bên mặt, tay hoặc chân, đột ngột choáng, mất khả năng ngôn ngữ, không hiểu người khác nói, đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng do thiếu oxy lên não, khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh,…

Ngoài ra, người mắc bệnh tim mạch cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo của tắc động mạch nuôi chi cấp tính. Đây là là tình trạng tắc nghẽn đột ngột trong lòng các động mạch nuôi chi do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các chi. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng này bao gồm: chân hoặc tay bị đau đột ngột, dữ đội, bệnh nhân phải ngừng mọi sinh hoạt; chân hoặc tay bị lạnh, màu sắc tái nhợt hơn so với bên còn lại. Nếu tình trạng thiếu máu cung cấp cho các chi không được giải quyết kịp thời thì phần chi bị thiếu máu sẽ hoại tử trong vài giờ đến vài ngày.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ là yếu tố quan trọng để tầm soát các nguy cơ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh hoạ)

Đặc biệt, người nhà cần lưu ý đối với các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn, người bệnh ngất xỉu đột ngột, mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim, tím tái toàn thân, đôi khi co giật hoặc mềm nhũn, có hiện tượng tiểu tiện không tự chủ…

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm khuyến cáo: “Đối với các trường hợp trên, cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Nếu bản thân phát hiện mình có các triệu chứng trên, cần nhanh chóng nhờ người giúp đỡ để được đưa tới bệnh viện, tuyệt đối không được tự lái xe một mình. Trường hợp bệnh nhân ngừng tuần hoàn, trong thời gian chờ người hỗ trợ và xe cấp cứu đến, cần thực hiện các động tác ép tim - thổi ngạt cho bệnh nhân. Nếu không có người trợ giúp có thể chỉ cần ép tim liên tục. Thao tác này giúp tạo ra áp lực lên các buồng tim, giúp máu lưu thông vào động mạch, dù tim vẫn chưa phục hồi nhưng việc bơm máu vẫn diễn ra sẽ giúp kéo dài thời gian để chờ bác sĩ, xe cấp cứu tới”.

Điều nguy hiểm là các bệnh lý về tim mạch thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài mà không có các triệu chứng cụ thể, khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ rệt thì bệnh nhân thường chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị khó khăn và chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút.

Để hạn chế nguy cơ mắc tim mạch, cùng với việc thay đổi lối sống, chế độ ăn, tăng cường vận động, khám tim mạch thường xuyên là một yếu tố quan trọng để tầm soát các nguy cơ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời./.

Kim Nguyên

 

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.

Cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bà mẹ không thể trực tiếp cho con bú, nên vắt sữa là giải pháp tốt nhất.

Đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến Tết dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ không còn xa. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hàng thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết như: thịt nguội (giò chả, chả lụa, xúc xích, lạp xưởng, nem…) cũng như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh; các loại khô (cá khô, tôm khô), mắm đang được đẩy nhanh quá trình nhập nguyên liệu dự trữ và tăng công suất sản xuất để kịp thời cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

Điều trị ung thư phải theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, nhiều người cảm thấy lo lắng khi căn bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Trong đó, nhiều nhất là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và tuyến vú.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hút thuốc lá

Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Cho đôi mắt sáng học đường

Bà Lương Thị Quỳnh Lan, Trưởng đại diện Tổ chức ECF tại Việt Nam, cho biết, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam được ECF thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở độ tuổi từ 15-25. Đây là độ tuổi các em đã tiếp cận nhiều với điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử; áp lực thức khuya học tập, lao động, tham gia giao thông…

Cà Mau mong muốn Tổ chức ECF Hà Lan hỗ trợ thành lập Đơn nguyên Mắt nhi khoa tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (17/10), Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau Trần Quang Khoá có buổi làm việc và trao đổi về phương hướng, chiến lược các hoạt động, chương trình, dự án chăm sóc mắt với Tổ chức ECF (Eye Care Foundation) Hà Lan tại Bệnh viện Mắt - Da Liễu Cà Mau.

Đoàn thầy thuốc Hội Nam y tỉnh Cà Mau khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Sáng nay (17/10), Đoàn thầy thuốc thuộc Hội Nam y tỉnh Cà Mau tổ chức khám chữa bệnh tại chùa Hưng Nhơn, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10/2024: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Từ năm 1992, ngày 10/10 hằng năm được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới lựa chọn là Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental Health Day), nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. Năm 2024, chủ đề được chọn để phát động là “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của người lao động, mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và công việc, mục tiêu để người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức quan tâm ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người lao động tại nơi làm việc.

Ăn uống lành mạnh ngăn ngừa ung thư

Thực phẩm không chỉ có tác dụng nuôi sống cơ thể, bổ sung năng lượng để duy trì hoạt động thể chất, mà một số loại còn có tác dụng khá tốt trong việc ổn định các chỉ số về đường huyết, tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng, thậm chí còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư hình thành, phát triển.