ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-2-25 12:47:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Báo Cà Mau Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Màu xanh chiến sĩ

Ðến đảo Sơn Ca, điều thu hút là màu xanh của hàng trăm cây phong ba, bão táp và vườn ươm quanh đảo. Chính trị viên, Trung tá Nguyễn Lương Hiền, bảo: “Sơn Ca là hòn đảo đẹp nhất của Quần đảo Trường Sa, được Bộ Tư lệnh quân chủng đánh giá tốt và các đoàn khách đến từ đất liền khen ngợi. Sơn Ca là đảo được mệnh danh "ba nhất": xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất và đã trở thành thương hiệu”.

Trung tá Hiền cho biết thêm, sở dĩ Sơn Ca có biệt danh “xanh nhất” là bởi thổ nhưỡng ở đảo khá bằng phẳng. Mặt đảo được phủ lớp mùn mỏng lẫn phân chim. Thuỷ triều ở đảo theo chế độ nhật triều một lần nước lên, một lần nước xuống trong ngày. Số ngày nắng trên đảo khoảng 300 ngày/năm, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau, thời tiết ở đảo mát mẻ hơn các đảo khác. Bởi thế, đây là điều kiện để cây cối tươi tốt, xanh mát quanh năm. Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Nhiều hơn là cây bàng trái vuông, sồi, phi lao, rau muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên mang ra từ đất liền. Cây phong ba, bão táp nhiều năm tuổi rợp bóng mát, các loài chim về đây xây tổ ấm, chủ yếu là chim sơn ca, đó cũng là lý do người ta đặt tên cho đảo là đảo Sơn Ca.

Chiến sĩ đảo Sơn Ca cùng khách từ đất liền vui sinh hoạt văn nghệ.

Chiến sĩ đảo Sơn Ca cùng khách từ đất liền vui sinh hoạt văn nghệ.

Trung tá Hiền chia sẻ về màu xanh trên đảo: “Màu xanh đảo Sơn Ca không tự nhiên mà có, được vun trồng từ bàn tay lao động và sự sáng tạo của chiến sĩ. Ngoài cây xanh từ đất liền đem ra đảo, hàng ngàn cây xanh được bàn tay chiến sĩ gây giống, ươm trồng. Mỗi chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ trước khi trở về đất liền đều trồng 1-2 cây xanh để nhớ mãi những ngày tháng học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại đảo. Mỗi lần sinh nhật đều tổ chức trồng một cây xanh, như sự đóng góp cho đảo thêm xanh. Trồng cây xanh quanh đảo đã trở thành nhu cầu và phong trào đẹp ở đảo. Chúng tôi luôn tự hào về điều đó”.

Hàng ngàn cây xanh được trồng trên các triền đảo, quanh hầm hào công sự, trên đường băng, khu tăng gia và khu nhà ở, đều có tên gọi chung là “màu xanh chiến sĩ”. “Ðó không chỉ là sự ghi nhận thành quả sáng tạo, mà còn khẳng định sức sống nơi đầu sóng ngọn gió. Ở nơi xa nhất của Tổ quốc, dù khó khăn, gian khổ bộn bề, dù thời tiết khắc nghiệt, nắng gió quanh năm, chúng tôi vẫn làm chủ được cuộc sống, màu xanh quanh đảo thể hiện sức sống ấy. Ðảo Sơn Ca bây giờ trở thành hòn đảo thân thương, đẹp nhất trong quần đảo Trường Sa”, Trung tá Hiền nói.

Sơn Ca cũng là đảo “sạch nhất” bởi có hệ thống pin năng lượng mặt trời cung cấp điện cho sinh hoạt, học tập và công tác. Toàn đảo có hệ thống thùng chứa rác đặt ở các vị trí nhà ở nơi sinh hoạt công cộng. Với tinh thần chung tay bảo vệ môi trường, rác thải hằng ngày được phân loại bỏ vào thùng theo quy định. Rác thải xử lý tại chỗ được thu gom chôn dưới lòng đất, hoặc đốt lấy tro trộn đất tạo mùn ươm cây giống. Rác thải nhựa đóng thành bao chuyển xuống tàu đưa về đất liền xử lý. Toàn đảo thực hiện nghiêm vệ sinh môi trường, giờ nào việc đó. Sau giờ huấn luyện nhọc nhằn, các chiến sĩ trẻ tự giác đi dọn vệ sinh, nhổ cỏ dại, thu gom rác thải. Bởi thế, từ đường đi sân bóng, đến nhà ở khu huấn luyện, khu vệ sinh, đều sạch sẽ tinh tươm.

Hỏi biệt hiệu “trắng nhất” là gì? Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca - Trung tá Phạm Văn Phố cho biết, do đảo có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng thuận lợi, cây cối xanh tốt quanh năm, nước ngọt dồi dào, nên bộ đội ở đây thường có da trắng hơn chiến sĩ các đảo khác.

“Mỗi lần có đoàn công tác và văn công từ đất liền ra thăm, biểu diễn, chiến sĩ đảo Sơn Ca được nhận xét trắng hơn so với chiến sĩ đảo khác. Sau cuộc giao lưu văn nghệ, những dòng lưu bút, số điện thoại, những tấm ảnh kỷ niệm chụp chung và không quên nhắn nhủ “hẹn gặp lại đất liền” giữa nữ văn công và sĩ quan trẻ. Ðây cũng chính là mối lương duyên cho những cặp vợ chồng lính đảo Sơn Ca ra đời từ đó”, Trung tá Phố bật mí.

Chiến sĩ ươm trồng cây giống trên đảo.

Chiến sĩ ươm trồng cây giống trên đảo.

Ngày mới

Sơn Ca những ngày nắng vàng như rót mật, ở Phân đội 1, sôi nổi không khí huấn luyện đội ngũ; tại Phân đội 2, chiến sĩ rèn luyện 16 động tác võ thể dục và 35 thế liên quyền, 8 thế đứng cơ bản. Mặc mồ hôi ướt đầm vai áo, chiến sĩ vẫn ánh lên niềm vui, tự hào được giữ biển nơi đầu sóng ngọn gió.

Ðại uý Bùi Thúc Hoá, phụ trách công tác hậu cần của đảo, cho biết, đảo Sơn Ca như khoác lên màu áo mới của hàng ngàn cỏ cây, hoa lá. Tất cả là công sức, trí tuệ và sự sáng tạo của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ.

“Nói đến Sơn Ca là nói đến đảo màu xanh, sự sáng tạo lao động. Không phải ngẫu nhiên mà có màu xanh, sạch, đẹp như thế, mà là sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đảo mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường, tốt về lối sống, thắm tình quân dân như cá với nước. Cuộc sống của chiến sĩ ở đảo mặc dù xa cách đất liền nhưng cũng đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, bởi thế sống ở đảo, chúng tôi hoàn toàn yên tâm công tác”, anh Hoá nói.

Một năm tuổi quân, ngày Hạ sĩ Tống Văn Khoa đặt chân lên đảo Sơn Ca cũng là khi mùa xuân Ất Tỵ tràn về. Bỡ ngỡ của cậu lính 21 tuổi quê gốc Nghệ An được xoá nhoà bởi sự yêu thương đùm bọc, tinh thần đoàn kết, gắn bó tình đồng chí, đồng đội yêu thương nhau như anh em trong gia đình.

Hạ sĩ Khoa chia sẻ: “Ở đảo khó khăn gian khổ hơn ở đất liền, đó là điều bình thường, nhưng ở đảo cũng có nhiều thú vị. Ðó là được thử sức trẻ, cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc. Ở đảo, chiến sĩ đoàn kết, thương yêu nhau như gia đình. Mỗi lần có đoàn công tác từ đất liền ra thăm hoặc nhận được thư nhà, niềm vui của chúng tôi như được nhân lên, càng quyết tâm hơn, vững tay súng canh trời, biển, đảo. Tuy xa cách đất liền nhưng đảo Sơn Ca thực sự là ngôi nhà thứ hai của chiến sĩ”.

Phủ màu xanh của cỏ cây, hoa lá, đảo Sơn Ca như phố nhỏ giữa sóng nước trùng khơi. Ở phố nhỏ giữa tít tắp xa khơi ấy có những người lính đang ngày đêm thầm lặng dâng hiến tuổi thanh xuân. Ngày nối ngày, đêm qua đêm, các anh vững chắc tay súng canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc./.

 

Mai Thắng

 

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.

Tạo được sự lan toả tích cực trên địa bàn

Các hoạt động của Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” (Chương trình) năm 2024 đã được Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 triển khai thường xuyên, hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực và tạo được sự lan toả tích cực trên địa bàn, được cấp uỷ chính quyền, Nhân dân các địa phương và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2024

Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, mang giá trị chiến lược to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Kết quả hoạt động thời gian qua đã góp phần nâng nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam nói chung và vùng biển, đảo Tây Nam nói riêng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI), Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XIII) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”

Giữ vững an ninh trật tự thị trấn biển

Tại Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), thị trấn nằm bên bờ biển Tây, bên cạnh đảm bảo an ninh trật tự trên đất liền, những năm qua, Công an thị trấn Sông Ðốc luôn quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên vùng biển phía Tây Tổ quốc.

Giữ vững chủ quyền, bình yên biển đảo

Biển và hải đảo tỉnh Cà Mau có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, là cửa ngõ kết nối giữa vịnh Thái Lan với Thái Bình Dương, trung tâm đường hàng hải Ðông Bắc Á với Ấn Ðộ Dương... Từ cơ sở này, quan điểm phát triển được nêu trong Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, nhấn mạnh đến yếu tố lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, riêng biệt, lấy lợi thế về biển, đảo làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, toàn diện, đưa Cà Mau sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng và cả nước.