ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 23:26:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chol

Báo Cà Mau Cha tôi đi về chiến trường xưa, ông đi mấy tháng mới về. Ngày về, ông mừng rỡ cho tôi xem tấm hình ông chụp với một người đàn ông người Campuchia, anh ấy lớn hơn tôi khoảng chục tuổi, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng ngời, đứng bên cha tôi với nụ cười rạng rỡ.

Cha tôi đi về chiến trường xưa, ông đi mấy tháng mới về. Ngày về, ông mừng rỡ cho tôi xem tấm hình ông chụp với một người đàn ông người Campuchia, anh ấy lớn hơn tôi khoảng chục tuổi, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng ngời, đứng bên cha tôi với nụ cười rạng rỡ. Hai người đứng bên nhau như hai cha con. Cha tôi cứ nói, đôi mắt thằng Chol vẫn như hồi đó, có lẽ như ông đã quen anh ta từ lâu lắm rồi. Tấm hình như niềm vui cho cha tôi suốt những năm tháng cuối đời. Và một người đồng đội của cha đã kể tôi nghe những gì trong ánh mắt đó…

***

Cũng như mấy ngày trước đó, tiếng pháo nổ từ phía Ðông ình ình đã không còn khuấy động giấc ngủ của thằng Chol. Lúc đầu, khi những làn khói đen xịt bốc lên ở phía bên kia núi, thằng Chol giật mình khóc thét lên, nhưng từ ngày thứ tư trở đi, nó đã không còn khóc nữa. Tai nó đã chai với tiếng pháo. Nó vẫn thường chạy ra trước cửa, lượm những chiếc lá rơi, chơi vô tư như chính tuổi thơ của nó.

Ðêm đó, khi mặt trăng còn ngủ quên trên bầu trời, cả làng thức dậy, cha mẹ nó giục nó thức dậy. Nó nghe tiếng heo gà kêu la, tiếng người ta gánh đồ đạc chạy sột soạt ngoài đường. Tiếng súng chỉ thiên của thằng chỉ huy tóc quăn, mặt đen làm mọi người náo loạn. Mạnh ai nấy chạy. Trong cơn lũ người túa ra con lộ lớn, nó lấy tay chùi con mắt ghèn, khi nhìn lại, nó không thấy cha mẹ đâu hết.

Minh hoạ: Minh Tấn

Chol bị một cái gánh hấc té vào trong lề, không lâu sau, mọi người đi hết, tiếng im lặng của đêm lại trở về, nghe rùng rợn làm sao. Thằng Chol bắt đầu mếu khi nó nhìn thấy xác mẹ nó nằm trên vũng máu ở giữa đường. Nó chạy nhanh ra ôm mẹ khóc, nhưng mẹ nó lạnh tanh, nó bắt đầu thấy sợ. Nó biết mẹ nó chết rồi. Mẹ nó thành ma rồi. Chol vừa khóc vừa chạy, nó cũng không biết nó chạy đi đâu nữa. Nó cứ chạy, chạy đến khi nó thấy bầu trời đang sáng rồi lại thấy bầu trời tối om lại trong đôi mắt khép của nó…

Thằng Chol tỉnh dậy, nó đang nằm trên tay một người bận áo xanh, mặt mày và giọng nói vô cùng lạ lẫm với nó. Nó lấy tay vuốt mấy giọt nước mát lăn dài trên mặt, cố tình nhìn lại cho thật kỹ như không tin những gì mình thấy. Nó mở mắt nhìn trân trân vào người mặc áo xanh, rồi ngồi bật dậy. Nó chạy ra xa mấy người áo xanh đó. Nó lại chạy về xác mẹ nó. Chol kéo xác mẹ vào trong một ngôi nhà. Ðóng cửa, nó ngồi trong ô cửa nhỏ nhìn ra phía bên kia, phía những người áo xanh đang đóng quân ở đó.

Từ đó tới trưa, nó không có một hột cơm trong bụng. Mùi mì gói bên kia đường bay vào nhà làm bụng nó cồn cào. Nó ló đầu ra khung cửa nhìn về những người xa lạ kia. Họ nhìn nó, rồi bàn tán gì đó với nhau. Họ ngoắc tay với nó. Nó đóng cửa lại, tim đập thình thịch.

Mùi mì gói lại xông lên mũi thằng Chol. Nó mở cửa nhẹ ra, một tô mì nằm đó. Nhanh tay, nó lấy ngay tô mì, ăn ngon lành. Ăn xong, bụng nó chợt đau lên quặn quặn. Nó ôm bụng, nằm khóc nấc. Nhưng nó cố tỏ ra bình tĩnh, nằm chịu đựng. Nó nghĩ đám người áo xanh đó đang thuốc nó, họ định giết nó. Nó bắt đầu thấy đám người đó man rợ, nó sợ. Nó muốn chạy trốn, nhưng lại sợ chạy ra họ sẽ bắn nó chết.

Chol ngồi chịu đựng, mắt luôn láo lia theo dõi tình hình. Buổi chiều, nó vẫn thấy mấy người lạ đó đem cho nó một tô cơm, có mấy mẩu bánh mì vụn trên đó nữa. Nhưng lần này nó không dám lấy ăn. Nó vẫn trốn trong ngôi nhà. Mấy người đó nhìn nó từ khe cửa, họ nói gì đó, nó thấy tiếng nói của họ ghê rợn làm sao.

Ðêm hôm sau, xác mẹ nó bắt đầu phân huỷ, lũ ruồi cứ vo ve khắp người mẹ nó. Nó chạy ra ngoài, mấy người lạ mặt đó chạy vào ngôi nhà, đem xác mẹ nó bỏ vào một cái bao, rồi khoá lại. Nó chạy theo họ, họ đào một cái hố, rồi để mẹ nó xuống và lấp đất lại.

Mấy ngày sau đó vẫn vậy, mỗi bữa nó vẫn có một phần ăn như họ. Nó thấy đàn kiến bò lại tha ổ bánh mì ăn. Nó nghĩ ổ bánh mì này không độc, nó cầm ổ bánh mì ăn ngấu nghiến. Mấy ngày sau đó vẫn vậy, nó lấy ổ bánh mì, để gần ổ kiến, đến khi nào kiến tha ăn nó mới tin và ăn. Lần thứ một trăm hay một ngàn gì đó, họ gọi nó í ới, nó lấy can đảm lại gần họ, để nhận một ổ bánh mì. Họ cười thật tươi.

Từ buổi chiều hôm đó trở đi, nó thấy đám người áo xanh này không man rợ như nó nghĩ. Từ đó, mỗi ngày thằng Chol chạy đi khắp những ngôi nhà bỏ hoang, rồi lại về nơi họ đóng quân để được bữa cơm. Nó nói tiếng Khmer, họ nói tiếng Việt, mạnh ai nấy hiểu. Nhưng qua nét mặt và cử chỉ, nó và họ hiểu nhau.

Tiếng pháo phía Tây bắt đầu nổ lớn, họ kéo nhau đi hơn một nửa, nó níu tay đi theo, nhưng họ nói gì đó, như là, hãy ở lại đây, yên tâm! Nó ở lại với một nửa đoàn quân Việt Nam, với mớ lương thực ít ỏi còn lại. Tiếng pháo về đêm lại lớn hơn, pháo nổ sau lưng trại lính Việt Nam.

Những người lính ấy được lệnh di chuyển về phía Tây, nó không thể đi theo họ. Một người thông dịch được điều tới, ông ấy nói với nó, nay mai gia đình nó sẽ về, nó cứ yên tâm mà ở lại đây. Mấy người lính trong đoàn mở ba lô, chia cho nó một nửa phần lương thực và mấy viên thuốc cảm. Họ nhìn nó cười, nó ngơ ngác nhìn theo đoàn quân đi đến khi bóng họ khuất dần ở phía Tây, xa thẳm.

Lương thực của nó đã cạn, nhưng cả làng chẳng có một bóng người nào, tiếng pháo tan dần ở phía xa. Mọi người về, nhưng nhà nó đã chết hết, chết trong cơn đói vì bị thất lạc nhau. Ông hàng xóm nó tiều tuỵ, dáng đi liêu xiêu, kè cái nạng bên nách đi khập khiễng, đôi chân chỉ còn một cái. Những người lính áo xanh từ phía Tây trở về, nó gặp lại được mấy người lính trong đoàn, nó mừng rỡ ra đón họ. Ðoàn quân dừng chân lại mấy hôm, giúp dân làng che lại nhà. Sau đó họ lại đi, nó chạy theo họ. Ông hàng xóm nó ngồi trước nhà kêu theo ới ới:

- Chol… Chol… Chol…

Nó theo họ mấy ngày, nó chỉ biết gọi nó là “Chol”, vậy thôi. Họ nói gì đó nhiều lắm, họ chỉ tay về phía nhà nó, ý kêu nó về đi, nhưng nó không chịu nghe, nó đâu còn ai là người thân nữa đâu mà về. Họ nuôi nó bằng lương thực của họ.

Ðêm ở rừng, thằng Chol đau bụng, cơn đau quằn quại, nó chòi lên chòi xuống như bị cắt từng đoạn ruột. Ba nhà báo chiến trường, cũng là lính áo xanh, thức giấc theo nó. Bọc thuốc đã hết, mưa rừng rơi lạnh như rơi những giọt nước đá. Ba người đồng đội kè thằng Chol đi về hướng trạm quân y. Họ đi trong cơn mưa rừng. Thằng Chol vẫy vùng lăn lộn.

Khi đi một đoạn khá xa thì ba người lính phát hiện thằng Chol không hề có bệnh, nó giả bệnh mà thôi. Nó dắt họ đi suốt một ngày đường nhưng vẫn không thể nào ra khỏi rừng. Người lính cầm chiếc máy ảnh, bắt đầu nghi ngờ thằng nhóc dẫn đường này. Nhưng lúc ấy hai người lính còn lại vẫn tin, ông ấy tin ánh mắt thành thật ấy của thằng Chol không hề có chút tia gian dối nào.

Ðến một ghềnh đá, thằng Chol ngồi nhìn họ, đôi mắt đầy nghi ngờ. Một tiếng nổ ngay bên cạnh thằng Chol, một người lính ngã ngang, đôi mắt trợn lên rồi tắt thở. Hai người lính còn lại cuống cuồng lên. Họ níu tay người xấu số, kêu ơi ới. Một loạt pháo từ rừng cháy sáng bừng bừng. Người lính cầm máy ảnh quyết định bỏ đi, ông nắm lấy tay đồng đội chạy đi như xẹt trong đám rừng hoang vu. Trước khi đi quá xa, ông đã kịp chụp lại tấm ảnh thằng Chol mắt như ướt, bước lại, lấy tay đặt lên má của người lính chết trận.

Một loạt pháo nữa rơi xuống nơi cánh rừng, lửa cháy phừng phựt, ngọn lửa toả khói bốc cao lên bầu trời như một ngọn nến. Như thiêu đốt cả cánh rừng. Người lính cầm máy ảnh chụp lia lịa:

- Thấy chưa? Tụi nó lấy thằng nhỏ ra làm mồi dụ mình đó. Tội cho anh Thịnh. Mà may là mình ra kịp, chứ thôi là bỏ mạng.

Người lính còn lại đứng lặng im, chắc nó chết trong loạt pháo vừa rồi, trời ơi!

Hai người lính về trại kịp lúc đoàn quân đang chuẩn bị rời đất bạn. Người lính viết báo vẫn ray rứt lòng. Ðất mẹ bên kia ngọn núi thôi, gần mà, nhưng ông thấy một chút lòng ông đã neo lại nơi đây. Ông nói ông còn nợ thằng Chol một mạng người.

Ðoàn quân xong nghĩa vụ quốc tế trở về tới biên giới Việt Nam. Trong lớp quân đi hướng mắt về đất mẹ, có một người lính ngoái mắt lại nhìn cánh rừng xa xa, như muốn nói gì đó với rừng, với người nơi ấy. Chỉ lời nói thôi mà sao người ta vẫn không nói được, lời nói ấy nghẹn lại ở trong lòng ông suốt những năm tháng sau này.

Nhưng… có một điều ở bên kia biên giới, nơi ấy, bên cây thốt nốt to đùng, thằng Chol đứng như chết trân, đôi mắt nó nhìn đăm đăm vào đoàn quân đang di chuyển. Ðôi mắt dáo dác tìm, đôi mắt như muốn nói một điều gì đó.  Và một người lính đã chụp lại được tấm ảnh ấy, để mấy mươi năm sau, trong một dịp họp mặt, họ kể cho nhau nghe những ray rứt lòng mình. Họ quyết định trở về chiến trường xưa, tìm tung tích thằng Chol.

Và hai người lính năm xưa đã tìm lại được thằng Chol sau mấy tháng ròng tìm kiếm. Họ mừng vui khôn tả. Niềm vui được nhân đôi khi thằng Chol dẫn họ đi tìm và bốc hài cốt người đồng đội đưa về đất mẹ. Ngôi mộ nằm trong cánh rừng, mộ đắp đất không cao, trên đầu mộ có tảng đá, ghi chữ Khmer “Người áo xanh”. Ðến lúc chia tay rừng ra về, ánh mắt thằng Chol nhìn hai người lính Việt như muốn níu họ lại, như muốn nói lên được cả lời… Và ánh mắt ấy là thứ làm cha tôi nhớ mãi, nó thúc giục ông trở về thăm lại chiến trường xưa khi tuổi đã xế chiều…

Truyện ngắn của Lê Quang Trạng

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.