ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 21:13:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng bệnh lúc chuyển mùa

Báo Cà Mau Hiện nay, mặc dù đã bước vào thời điểm đầu hè, cũng là giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, nhưng tình trạng nắng nóng vẫn còn khá gay gắt. Nền nhiệt hằng ngày vẫn còn cao, dễ gây sốc nhiệt (say nắng, cảm nắng), nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, việc vui chơi ngoài trời thời gian dài, liên tục, trong điều kiện nắng nóng, là một trong những nguy cơ khiến cơ thể trẻ bị mất nước rất nhanh, do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể; từ đó sẽ làm tăng thân nhiệt, dẫn đến bị sốc nhiệt, rối loạn chuyển hoá.

Bác sĩ Trạm Y tế xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, thăm khám cho trẻ bị bệnh đau mắt mùa nắng nóng.

Bác sĩ Phan Việt Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, khuyến cáo: “Nên hạn chế cho trẻ đi ra ngoài đường, chạy nhảy vào thời điểm trưa nắng hoặc điều kiện thời tiết chưa mát hẳn. Nếu thực sự cần thiết phải ra đường khi trời nắng nóng gay gắt (đến trường, tan học...) thì phải đội nón, mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang chống nắng... Nên cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nên bổ sung nước chanh cho trẻ”.

Số liệu ghi nhận từ Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho thấy, trong những tháng nắng nóng cao điểm vừa qua, bình quân mỗi tuần, đơn vị tiếp nhận khám và điều trị cho hơn 1 ngàn trường hợp trẻ mắc các triệu chứng có liên quan đến nắng nóng. Trong đó phổ biến nhất vẫn là bệnh đường tiêu hoá (do thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc); bị sốc nhiệt (say nắng); bệnh nhiễm lạnh, viêm phổi (do sử dụng quạt điện trực tiếp vào người hoặc để máy điều hoà ở nhiệt độ thấp).

Chị Dương Bích Tuyền, Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau, có bé trai 8 tuổi đang nằm điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi, cho biết: “Mấy ngày qua bé bị sốt cao, tôi đưa bé đến trạm y tế phường để thăm khám. Các bác sĩ ở đây cũng đã điều trị cho bé theo phương pháp hạ sốt, nhưng không giảm. Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Sản - Nhi, tình trạng của bé có cải thiện hơn”.

Hiện nay sắp bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là thời điểm các bé được tự do nô đùa thoả thích. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng xen lẫn với các trận mưa đầu mùa, thời tiết càng thêm khắc nghiệt, môi trường trở nên khô hanh, càng làm cho độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như các loại vi khuẩn, vi rút... có cơ hội bùng phát và tấn công, khiến trẻ rất dễ mắc bệnh, vì đối với trẻ em, sức đề kháng khá yếu.

Bác sĩ Phan Việt Sơn cho biết thêm: “Giải pháp chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ vào thời điểm nắng nóng kéo dài, tốt nhất là nên tắm gội sạch sẽ hằng ngày cho trẻ; thường xuyên thay quần áo cho trẻ khi bị ướt hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, nhiễm nấm; không để cho trẻ đùa giỡn trên nền đất, cát. Ðặc biệt, nên cho trẻ uống nhiều nước, đưa trẻ đi tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đúng định kỳ”.

Mặc dù hầu hết các căn bệnh mùa nắng nóng đều không quá nguy hiểm, song, nếu người bệnh chủ quan, không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển hướng xấu, trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sức khoẻ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời./.

 

Phương Vũ

 

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Ung thư máu và những dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư máu là căn bệnh ác tính, nó khiến cho lượng bạch cầu trong cơ thể con người có thể sẽ tăng vọt lên một cách đột biến, khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra các chất đề kháng kịp thời và phản ứng lại với hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân

Ngoài đặc thù điều trị không dùng thuốc, tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau, việc góp phần phục hồi sức khoẻ bệnh nhân còn là sự kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu và chia sẻ của các bác sĩ, kỹ thuật viên.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.