ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:39:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuẩn bị tốt cho vụ lúa hè thu

Báo Cà Mau (CMO) Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, để chủ động mùa vụ sản xuất lúa hè thu, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trên lúa, sở vừa thông báo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho vụ hè thu năm 2023.

Theo đó, nông dân cần chủ động trong khâu cày ải chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu. Cụ thể, theo lịch thời vụ, xuống giống đợt 1: Thời gian gieo sạ vào giữa tháng 4 đến cuối tháng 4 dương lịch trước khi mùa mưa thật sự bắt đầu, để có thể thu hoạch vào thời điểm từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8.

Nông dân huyện Trần Văn Thời cày ải chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu.

Phương pháp gieo sạ: sạ khô (hạt giống khô không ngâm ủ), hoặc sạ gát cải tiến (hạt giống ngâm nứt nanh đem gieo sạ). Bố trí xuống giống gieo sạ ở những vùng đất gò cao, đất phải được cày ải, cày giòn, ít cỏ dại, ít nhiễm phèn, mặn, thoát nước tốt vào đầu mùa mưa. Các vùng được thu hoạch sớm vụ lúa đông xuân 2022-2023 đất đã được cày ải, cày giòn đảm bảo khâu làm đất có thể xuống giống.

Ðịa bàn xuống giống tập trung tại xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc (huyện Thới Bình); một số ấp thuộc xã Khánh Lâm, Khánh Hội (huyện U Minh); một số ấp thuộc xã Khánh Bình, Khánh Bình Ðông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); một số ấp thuộc xã Tân Thành, An Xuyên, Lý Văn Lâm, phường Tân Thành (TP Cà Mau).

Xuống giống đợt 2: thời gian gieo sạ từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 5 dương lịch, để có thể thu hoạch thời điểm từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 8. Phương pháp gieo sạ: sạ gát (rút khô nước trên ruộng, hạt giống ngâm, ủ bình thường đem gieo sạ), hoặc sạ gát cải tiến. Bố trí xuống giống gieo sạ ở những vùng đất trung bình, trũng thấp, đất phải được cải tạo làm đất (cày ải, cày giòn, cày nước, trục trang bằng mặt ruộng), vệ sinh đồng ruộng (dọn sạch cỏ bờ, cỏ ruộng).

Ðịa bàn xuống giống tập trung xã Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời); xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) và diện tích còn lại chưa gieo sạ trong đợt 1 thuộc các xã Khánh Bình, Khánh Bình Ðông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); diện tích còn lại chưa gieo sạ trong đợt 1 thuộc các xã Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Hội (huyện U Minh); diện tích còn lại chưa gieo sạ trong đợt 1 thuộc các xã An Xuyên, Lý Văn Lâm (TP Cà Mau).

Cơ cấu giống lúa: chọn giống lúa nhóm A đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận, giống chống chịu sâu bệnh, phèn mặn, năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện canh tác địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể chọn một trong số các giống lúa sau: nhóm giống lúa chất lượng cao OM18, OM5451, OM6162..., bố trí sản xuất diện rộng khoảng 70-75% diện tích; nhóm giống lúa thơm đặc sản gồm ST24, ST25, Ðài Thơm 8..., bố trí sản xuất khoảng 10-15% diện tích; nhóm giống lúa chất lượng trung bình: OM576 (Hầm Trâu, siêu Hầm Trâu), OM2517, OM6976..., bố trí sản xuất diện hẹp khoảng 10% diện tích. Ngoài ra, có thể gieo sạ một số giống lúa triển vọng khác như: OM429, OM8959, Hương Châu 6..., nhưng bố trí sản xuất quy mô diện tích nhỏ để đánh giá năng suất, chất lượng, tính thích nghi, thích ứng trước khi sản xuất đại trà.

"Vụ hè thu cần chọn những giống lúa cứng cây, ít đổ ngã, chống chịu tốt với sâu bệnh, gieo sạ mật độ thưa, hợp lý theo khuyến cáo, tránh gieo sạ dày lúa dễ bị đổ ngã. Ðối với nhóm giống lúa thơm đặc sản (ST24, ST25, Ðài Thơm 8), cần bố trí sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu để thuận lợi cho việc liên kết sản xuất và tiêu thụ", ông Quân lưu ý.

Theo dự báo, mùa mưa năm nay có khả năng đến sớm, trong khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và tổng lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 5 cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%, tạo điều kiện cho các địa phương xuống giống sớm. Theo kế hoạch, tổng diện tích xuống giống hè thu trên 35.270 ha. Trong đó, huyện Trần Văn Thời 28.954 ha, huyện U Minh 3.219 ha, huyện Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.570 ha. Năng suất dự kiến đạt 4,3 tấn/ha.

Sở NN&PTNT đề nghị các huyện, TP Cà Mau triển khai đến các xã, phường, thị trấn; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện đất đai, diễn biến thời tiết để bố trí lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng, tiểu vùng để điều chỉnh lịch thời vụ, bố trí sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại, đạt kết quả cao nhất./.

 

Kim Cương

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.