ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 22:05:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội gỡ “thẻ vàng”

Báo Cà Mau Ông Phùng Ðức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU) vừa chủ trì buổi họp các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các tỉnh, thành ven biển, nắm thông tin về công tác chuẩn bị đón Ðoàn công tác của Uỷ ban Châu Âu (EC) sang kiểm tra về IUU lần thứ 4. Cuộc “tổng rà soát” lần này cho thấy Việt Nam cũng như các địa phương ven biển đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện với quyết tâm chính trị cao nhất, trên tinh thần công khai, minh bạch, thực tế với những yêu cầu kiểm tra của EC về IUU, kỳ vọng được gỡ “thẻ vàng”, bởi đây là cơ hội cuối trước khi có nhiều thay đổi trong lãnh đạo EC.

Sự đồng thuận của toàn xã hội

EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với ngành hàng khai thác hải sản Việt Nam vào tháng 10/2017 và đã 3 lần kiểm tra việc thực hiện chống IUU, lần gần đây nhất là vào tháng 10/2022. Việt Nam được xem là quốc gia có thời gian giữ “thẻ vàng” lâu nhất, bởi trên thực tế công tác quản lý nghề khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Ðiều kiện địa lý tự nhiên có bờ biển dài, nhiều cửa sông, cư dân sống phụ thuộc vào nghề biển khá đông và có từ rất lâu đời nên cần có quá trình để quản lý theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Việt Nam nhận thức, trong thực hiện chống khai thác IUU không chỉ để xuất khẩu sang EU mà còn giúp phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững, thể hiện trách nhiệm và giữ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ðồng thời, xác định vấn đề “thẻ vàng” là cơ hội cho ngành khai thác thuỷ sản chuyển đổi từ nghề cá truyền thống quy mô nhỏ, nhiệt đới, đa nghề, đa loài sang quản lý một nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững. Theo đó, cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp thuỷ sản tích cực vào cuộc, và thực tế đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU, đến nay Việt Nam đã đạt được sự thống nhất, nhận thức cao và hành động quyết liệt trong tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp; đạt sự đồng thuận của toàn xã hội. Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý toàn diện, đầy đủ về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU. Công tác quản lý tàu cá đã chuyển biến rõ rệt, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đã được thực hiện, kiểm soát theo chuỗi, từ khâu kiểm soát sản lượng qua cảng đến cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến. Ðáng chú ý, tình trạng các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài (VBNN) từ năm 2015 đến nay đã giảm rõ rệt. Ðến nay, số tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở VBNN bị bắt giữ, xử lý đã giảm 84,35% so với năm 2016 và các địa phương luôn kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh, nhất là đối với các phương tiện mất kết nối tín hiệu giám sát, khai thác vi phạm VBNN.

Tàu Kiểm ngư Kiên Giang 11 phối hợp tuần tra chung trên vùng biển Cà Mau, nhằm tăng cường và chia sẻ trách nhiệm trong quản lý khai thác trên biển.

Cà Mau - Hình mẫu trong chống IUU

Trong thực hiện chống khai thác IUU, Cà Mau được điển hình vì luôn có sự chủ động, tiên phong, trở thành hình mẫu để các địa phương ven biển học tập kinh nghiệm, áp dụng thực hiện hiệu quả.

Hiện toàn tỉnh tỷ lệ tàu cá còn hạn giấy phép khai thác đạt 98,08% (3.976/4.054 tàu); tàu cá còn đăng kiểm đạt 91,09% (2.677/2.939 tàu); 100% tàu cá đang hoạt động được đánh dấu, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định; cập nhật đầy đủ 100% dữ liệu tàu cá của tỉnh trên Hệ thống phần mềm VN-Fishbase và Hệ thống giám sát tàu cá. Thực hiện đảm bảo, đúng theo quy định và chỉ đạo của Trung ương về việc xác định, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi, quản lý và kiểm tra. Kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại 10 trạm kiểm soát biên phòng hiện có trên địa bàn tỉnh và thành lập thêm 9 chốt kiểm tra, kiểm soát lưu động tại các cửa biển không có trạm kiểm soát biên phòng; Văn phòng IUU đặt tại 2 cảng cá chỉ định (Sông Ðốc và Rạch Gốc) kiểm tra 100% tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết: “Cà Mau luôn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, kiểm soát tàu cá của tỉnh thông qua phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá. Ðây là phần mềm liên thông tất cả các cảng cá, Văn phòng IUU và trạm kiểm soát biên phòng trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng chức năng kiểm soát tàu cá, thống kê, báo cáo; đảm bảo khi tàu cá ra, vào cửa biển phải có sự kiểm soát của 3 lực lượng nêu trên. Cùng với đó, ứng dụng Bảng dữ liệu Excel Online trên nền tảng Google Sheets để các địa phương báo cáo, lưu trữ dữ liệu về thông tin tàu cá hết hạn đăng ký, đăng kiểm, tàu cá mất tín hiệu kết nối từ 10 ngày trở lên, tàu cá nằm bờ; thống kê sản lượng thuỷ sản khai thác... qua đó tạo được cơ sở dữ liệu để Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh, huyện kiểm tra, chỉ đạo khắc phục kịp thời các hạn chế trong công tác chống khai thác IUU”.

Tàu Biên phòng và Thanh tra Thủy sản Cà Mau luôn túc trực ngoài đảo nhằm kịp thời cơ động trong kiểm tra, quản lý chặt khai thác hải sản trên biển đúng theo quy định của pháp luật, đặc biệt là theo chống khai thác IUU từ khuyến cáo của EC. (Ảnh chụp tại vùng biển Cụm đảo Hòn Chuối).

Cà Mau thực hiện truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác theo quy định, đến nay không có hồ sơ sai sót phải xác minh, giải trình; kiểm tra 100% hồ sơ xác nhận, chứng nhận thuỷ sản khai thác tại 5 doanh nghiệp có hồ sơ xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Lực lượng chức năng tỉnh phát hiện, xử phạt 156 vụ vi phạm về khai thác thuỷ sản với số tiền 5.387,7 triệu đồng (trong đó, vi phạm về khai thác IUU 90 vụ/4.426,5 triệu đồng); xác minh, xử lý 100% tàu cá có chiều dài từ 24 m mất kết nối ngoài khơi từ 10 ngày trở lên theo thông báo của Trung tâm Thông tin thuỷ sản.

“Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo các chủ tàu, thuyền trưởng đã nắm được các nội dung, vấn đề, mức độ ảnh hưởng của khai thác IUU, cảnh báo “thẻ vàng” của EC; luôn đổi mới và có nhiều giải pháp, hình thức tuyên truyền khác nhau, sâu, rộng đến các đối tượng liên quan. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, thanh tra, kể cả tuần tra chung, kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm, đặc biệt là mất tín hiệu kết nối, khai thác vi phạm VBNN”, ông Nguyễn Việt Triều nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, dự kiến Ðoàn kiểm tra IUU của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra từ ngày 10/10. Ðoàn sẽ có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Cục Kiểm Ngư, Cục Thú y, Cục Thuỷ sản và các cơ quan liên quan; kiểm tra thực tế tại một số địa phương, nhằm đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại thông báo “Cảnh báo thẻ vàng” của EC ngày 23/10/2017, trong đó tập trung vào kiểm tra các khuyến nghị sau chuyến thanh tra lần 3, vào tháng 10/2022, để đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ hoặc duy trì cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thuỷ sản khai thác của Việt Nam. Nội dung kiểm tra tập trung vào công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác.

Với quan điểm trên, Cà Mau tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cửa biển; kiên quyết không cho tàu cá tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển nếu không đảm bảo các điều kiện theo quy định. Hoàn thiện, củng cố, nâng cao năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản; tiếp tục nghiên cứu, thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương phù hợp với quy định và tình hình thực tế. Thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách, đổi mới công tác quản lý cảng cá, đảm bảo nâng cao năng lực dịch vụ sản xuất, quản lý nghề cá tại cảng cá, giám sát tàu cá và sản lượng khai thác bốc dỡ tại cảng.

“Người đứng đầu địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân của địa phương khai thác hải sản vi phạm VBNN, tàu cá hết hạn đăng ký, đăng kiểm ra biển hoạt động bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt”, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo IUU tỉnh, quyết tâm. Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng thời cho biết, tỉnh đã có kế hoạch tiếp Ðoàn EC đến địa phương kiểm tra IUU, nếu tới đây Cà Mau được lựa chọn.

 

 

Trần Nguyên

 

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.