ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 11:02:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội tốt để Cà Mau quảng bá thế mạnh ngành hàng tôm

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 27/7, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp Trung tâm Thuỷ sản có trách nhiệm (TCRS) của Hoa Kỳ tổ chức cho đoàn chuyên gia và nhà mua của Shrimp Summit 2023 có chuyến khảo sát, tham quan thực tế tại một số doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản, hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Được biết, trước đó, từ ngày 24-26/7 tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm năm 2023 (Shrimp Summit 2023), do TCRS tổ chức, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu thế giới đang hoạt động trong chuỗi giá trị nuôi trồng, chế biến, tiêu dùng tôm toàn cầu. Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử làm Trưởng đoàn đã tham gia hội nghị quan trọng này.

 

Ông Lê Văn Sử (bìa trái), Phó chủ tịch UBND tỉnh, đón và tặng hoa chào mừng Tiến sĩ George Chamberlain, Chủ tịch TCRS (Hoa Kỳ), Trưởng đoàn công tác, đến Cà Mau.

 

Đoàn khảo sát tại Cà Mau lần này với sự có mặt của nhiều nhà khoa học, các nhà mua hàng quốc tế, các chuyên gia, các quốc gia có sản xuất tôm lớn trên thế giới, các doanh nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các đối tác quan trọng tham gia chuỗi ngành hàng tôm…, là một cơ hội để Cà Mau quảng bá ngành tôm của tỉnh.

 

Tỉnh Cà Mau mong muốn các chuyên gia, nhà mua hàng và bạn bè quốc tế chia sẻ các tiến bộ khoa học trong sản xuất con giống, thức ăn, quản lý môi trường, dịch bệnh, quản lý nguồn nước; các công nghệ mới, công nghệ thông minh trong quản lý nuôi tôm. Bên cạnh đó cũng cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường; các cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và liên kết thương mại sản phẩm tôm.

 

Đoàn công tác đã được tỉnh Cà Mau đón tiếp nồng hậu. iPEC đã sắp xếp để đoàn tham quan khu phức hợp công nghệ cao của Công ty Việt Úc tại huyện Ngọc Hiển; tham quan vùng nuôi tôm rừng có chứng nhận của Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú và mô hình nuôi tôm tại hộ anh Ung Văn Điền (ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc), huyện Ngọc Hiển.

 

Đoàn tham quan khu phức hợp công nghệ cao của Công ty Việt Úc tại huyện Ngọc Hiển.

 

Đoàn tham quan mô hình nuôi tôm tại hộ anh Ung Văn Điền, ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

 

Đoàn cũng được đến tham quan Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) và tham gia hoạt động trồng rừng cũng như trải nghiệm tour du lịch xuyên rừng tại đây.

 

Đoàn trải nghiệm tour du lịch xuyên rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

 

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng hệ thống nhà máy chế biến hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, Cà Mau là địa phương đứng đầu cả nước về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Định hướng phát triển bền vững, tỉnh đang ngày càng phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế.

 

Việc tiếp đón và làm việc với đoàn chuyên gia và nhà mua của Shrimp Summit 2023 là cơ hội rất tốt để tỉnh Cà Mau giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh trong phát triển ngành hàng tôm; là dịp để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại ngay tại địa bàn sản xuất và cơ sở chế biến của mình với nhiều nhà mua lớn của thế giới.

 

Các thành viên đoàn tham gia hoạt động trồng rừng.   

 

Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của đoàn mong muốn được tham quan quá trình sản xuất tôm giống, khảo sát tại các vùng nuôi tôm lúa, tôm rừng đạt chứng nhận quốc tế, tỉnh còn lồng ghép giới thiệu các cảnh quan thiên nhiên, nét văn hóa địa phương.

 

Theo chương trình, ngày mai 28/7, đoàn sẽ tham quan một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn TP Cà Mau và tham gia hội nghị kết nối, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh./.

 

 

Phú Hữu

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.