ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 18-11-24 21:54:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Báo Cà Mau Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Phần lớn diện tích của 2 công ty này quản lý đã thực hiện khoán cho các hộ gia đình, cá nhân để quản lý, sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng, thời hạn khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng có quy định. Tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, đa số các hộ nhận khoán đã thực hiện trồng rừng thâm canh, sử dụng giống có kiểm soát, chuyển đổi một phần từ rừng tràm bản địa sang trồng các loài cây mọc nhanh có giá trị kinh tế cao và được hưởng lợi tối đa trên diện tích nhận khoán, đã nâng cao đời sống, thay đổi đáng kể diện mạo của cộng đồng dân cư nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Diện tích rừng sản xuất lên liếp thâm canh tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ là 16.393,16 ha/17.267,56 ha có rừng.

Khi lập Phương án, quy mô, diện tích đất dự kiến giao về địa phương để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân khá lớn; trong khi đó chính quyền cấp xã, nơi có rừng, chưa đủ các điều kiện cần thiết để quản lý hiệu quả, dễ xảy ra mất rừng, sử dụng đất sai mục đích. Ðây cũng là lý do làm cho tỉnh lúng túng trong lựa chọn mô hình, xây dựng phương án tổng thể trong sắp xếp các công ty lâm nghiệp trực thuộc. (Ảnh chụp tại xã Khánh An, huyện U Minh).

Khi lập Phương án, quy mô, diện tích đất dự kiến giao về địa phương để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân khá lớn; trong khi đó chính quyền cấp xã, nơi có rừng, chưa đủ các điều kiện cần thiết để quản lý hiệu quả, dễ xảy ra mất rừng, sử dụng đất sai mục đích. Ðây cũng là lý do làm cho tỉnh lúng túng trong lựa chọn mô hình, xây dựng phương án tổng thể trong sắp xếp các công ty lâm nghiệp trực thuộc. (Ảnh chụp tại xã Khánh An, huyện U Minh).

Tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển, với hệ sinh thái rừng ngập mặn nên có lợi thế phát triển mô hình rừng - tôm kết hợp bền vững giảm phát thải có chứng nhận quốc tế (tôm sinh thái - hữu cơ), đang tạo điều kiện để các hộ nhận khoán khôi phục rừng và nuôi thuỷ sản kết hợp bền vững. “Ðây là dấu hiệu rõ nét về chuyển dịch từ trồng và bảo vệ rừng truyền thống sang phát triển kinh tế lâm nghiệp trong thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ðã có trên 5 ngàn hộ, với diện tích nhận khoán 30.500 ha, ở khu vực rừng ngập mặn được các tổ chức quốc tế chứng nhận là mô hình rừng - tôm bền vững giảm phát thải khí nhà kính”, ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá.

Tuy nhiên, việc cổ phần hoá 2 công ty lâm nghiệp này dù được tỉnh thực hiện thông qua Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp (Phương án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2008/TTg-ÐMDN ngày 6/11/2015, theo mô hình cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ 51% tổng số cổ phần, song, qua nhiều lần trình Phương án, đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

Chậm thực hiện sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty lâm nghiệp nên các công ty cũng chậm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý rừng, do đó, những tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục, các cơ chế, chính sách mới chậm triển khai, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các công ty.

Diện tích đất các công ty lâm nghiệp đã thực hiện giao khoán khá lớn (35.338,85 ha/6.021 hộ); diện tích đất giao khoán thực hiện qua nhiều thời kỳ, với nhiều chính sách khác nhau, quy mô diện tích giao khoán không giống nhau. Việc thu hồi diện tích đất giao khoán về cho chính quyền địa phương sẽ tăng thêm nhiệm vụ, áp lực quản lý rừng. Trên địa bàn tỉnh và khu vực phụ cận chưa có nhà máy chế biến gỗ lớn, chế biến sâu, có công nghệ hiện đại gắn với thị trường tiêu thụ đáp ứng với vùng nguyên liệu của tỉnh; đồng thời cách xa các trung tâm công nghiệp chế biến gỗ nên chi phí vận chuyển cao. Do đó, sẽ khó khăn trong việc lựa chọn thành viên thứ hai trở lên có đủ tiêu chí đáp ứng các mục tiêu sắp xếp, đổi mới.

Ông Nguyễn Văn Quân kiến nghị, các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn việc xác định giá trị lợi thế về quyền sử dụng đất của công ty lâm nghiệp Nhà nước trước khi sắp xếp, để xác định giá trị phần vốn của Nhà nước góp vốn vào công ty sau khi sắp xếp. Về mô hình sắp xếp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chính phủ xem xét bổ sung các mô hình sắp xếp đối với công ty quản lý rừng sản xuất là rừng trồng ở các điều kiện đặc thù như vùng ven biển, biên giới biển, đang quản lý tổ chức sản xuất ổn định, hiệu quả và có số lượng lớn hộ dân nhận khoán sản xuất, nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.


Theo phương án sử dụng đất sau khi sắp xếp, tổng diện tích quản lý của 2 công ty dự kiến giữ lại là 39.308,37 ha (giảm 4.989,91 ha); trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển 18.257,56 ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ 21.050,81 ha. Diện tích tự tổ chức quản lý, sản xuất của các công ty (bao gồm cả diện tích hợp đồng hợp tác kinh doanh) là 8.893,94 ha. Tổng diện tích hộ nhận khoán được giữ lại tiếp tục sản xuất tại 2 công ty là 30.141,43 ha (100% đất lâm nghiệp), diện tích có rừng là 18.443,38 (60,64%) (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển 16.427,2 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ 13.987,23 ha). Diện tích dự kiến giao về địa phương sau khi sắp xếp là 4.989,91 ha, với hiện trạng chủ yếu là đất lâm nghiệp 4.330,94 ha, diện tích có rừng 1.253,25 ha, đất phi nông nghiệp 658,97 ha.


 

Trần Nguyên

 

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Phụ nữ Khánh Hải giảm nghèo

Tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, các phong trào thi đua được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã triển khai sâu rộng đến từng chi, tổ hội và từng đối tượng phụ nữ với nhiều nội dung, hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.

Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, song không phải hộ dân nào cũng đủ điều kiện để đầu tư và cải thiện điều kiện thiết yếu này. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QÐ-TTg (Quyết định 10) về tín dụng cho chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), có hiệu lực từ ngày 2/9/2024. Quyết định này được đông đảo người dân đón nhận với sự phấn khởi, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để cải thiện chất lượng sống.

Ðồng hành vì mục tiêu chung

Ðối mặt tình hình kinh tế khó khăn, song nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh vẫn luôn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Hướng tới kinh tế biển hiện đại, bền vững

Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau đến năm 2030”. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều đại biểu là đại diện các sở ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các nhà khoa học đến từ các Viện, trường,…

Khởi nghiệp tại quê nhà

Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Thoát nghèo nhờ hùn vốn

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thới Bình tích cực vận động phụ nữ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động hùn vốn, cùng nhau làm ăn vươn lên. Từ sự hỗ trợ này, nhiều chị đã thoát nghèo, cuộc sống khá giả hơn. Qua các hoạt động còn giúp hội viên càng thêm đoàn kết, gắn bó.