ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-12-24 18:38:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thoát nghèo nhờ hùn vốn

Báo Cà Mau Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thới Bình tích cực vận động phụ nữ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động hùn vốn, cùng nhau làm ăn vươn lên. Từ sự hỗ trợ này, nhiều chị đã thoát nghèo, cuộc sống khá giả hơn. Qua các hoạt động còn giúp hội viên càng thêm đoàn kết, gắn bó.

Năm 2024, các cơ sở hội phụ nữ trên địa bàn đã rà soát và đăng ký với cấp uỷ, chính quyền hỗ trợ, giúp đỡ 85 hộ gia đình hội viên, phụ nữ nghèo, cận nghèo (44 hộ nghèo, 41 hộ cận nghèo). Trên cơ sở rà soát, nắm tình hình thực tế, nhu cầu của từng hộ, Hội đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp. Ðến nay, đã hỗ trợ 44 hộ thoát nghèo, 38 hộ thoát cận nghèo.

Phát huy hiệu quả các mô hình huy động vốn nội lực bằng nhiều hình thức phù hợp, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia tiết kiệm theo hướng có mục đích. Từ đó duy trì, nhân rộng và tăng các nguồn vốn tiết kiệm đang thực hiện như: tiết kiệm tín dụng, hùn vốn tăng dần, hùn vốn xoay vòng, tổ tiết kiệm từ heo đất... giúp chị em mượn không lãi suất, vay lãi suất thấp, có thêm nguồn vốn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt hay mua bán nhỏ, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Ðến nay, toàn huyện có khoảng 300 tổ, với hơn 7 ngàn thành viên, tổng số tiền tiết kiệm hàng tỷ đồng, giúp gần 5 ngàn chị mượn làm vốn. 

Chị Nguyễn Thị Tiện, Ấp 10, xã Thới Bình, từng là hộ nghèo nhưng nay chị đã thoát nghèo, nhờ được Tổ Phụ nữ ấp cho vay vốn xoay vòng nuôi heo thịt và nhân giống heo với số tiền 10 triệu đồng mỗi lần, trả dần không lãi suất. Có vốn, chị mở rộng chuồng trại, mạnh dạn đầu tư nuôi thêm heo sinh sản. Hiện gia đình chị có 2 heo mẹ nhân giống và 13 con heo thịt trọng lượng từ 50-70 kg, chuẩn bị bán dịp Tết. Mỗi năm thu nhập từ bán heo con và heo thịt khoảng 60-80 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn tận dụng đất trống nuôi gà, vịt, trồng rau tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn hằng ngày.

Chị Tiện vui vẻ nói: “Cũng nhờ mấy chị em của hội, thấy tôi khó khăn nên các chị đến vận động hùn vốn để làm ăn. Trước đây, lứa heo nào tôi cũng bán hết heo con, vì không có tiền làm chuồng và mua thức ăn, nay được mượn vốn, tôi mở rộng và làm chuồng chăn nuôi, cho thu nhập cao”.

Hay như trường hợp chị Nguyễn Kim Phụng, Khóm 7, thị trấn Thới Bình. Chị Phụng làm nghề bán bánh nhiều năm nay, ban đầu chị bán ít do thiếu vốn, phải vay bên ngoài trả lãi suất hằng ngày nên việc buôn bán không mấy lợi nhuận. Từ khi được tham gia Hội, được Tổ Phụ nữ khóm cho mượn vốn xoay vòng 3 triệu đồng không tính lãi, chị mua thêm nguyên liệu, mở rộng làm nhiều loại bánh để bán, nhờ vậy mà thu nhập mỗi ngày của chị dần tăng thêm, lợi nhuận từ 300-400 ngàn đồng/ngày.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Hội LHPN mà chị Nguyễn Kim Phụng có điều kiện tăng thu nhập.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Hội LHPN mà chị Nguyễn Kim Phụng có điều kiện tăng thu nhập.

Chị Phụng cho biết: “Lúc đầu tôi bán ít, do thiếu vốn. Từ khi được chị em trong tổ cho mượn thêm, tôi làm nhiều loại bánh bán, thu nhập mỗi tháng từ 9-10 triệu đồng”.

Chị Trần Thị Hằng, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Thới Bình, cho biết: “Khi hội viên thành lập tổ tiết kiệm, chị em luôn ưu tiên cho hội viên khó khăn được vay vốn trước. Ðây là nguồn vốn không lãi suất, sử dụng để mua bán, chăn nuôi hay trồng trọt... đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình hội viên, nhiều hội viên đã thoát nghèo nhờ hùn vốn này”.

Từ hoạt động giúp vốn cho hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thu nhập tăng thêm mỗi năm từ 60-80 triệu đồng, Hội LHPN các cấp trong huyện Thới Bình đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, với nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

T.Linh

 

Tôm khô vào vụ Tết

Vào độ tháng 11, các làng nghề ở cửa biển: Rạch Gốc, Ðất Mũi, Tam Giang Tây của huyện Ngọc Hiển, nhà nhà bắt đầu làm tôm khô để chuẩn bị cho dịp Tết, nào bán, nào biếu người thân. Không khí làm việc tại các cửa biển trở nên sôi động, báo hiệu Tết đã cận kề...

Ðiểm tựa giúp thanh niên lập nghiệp

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn khởi nghiệp cũng như mở rộng quy mô sản xuất của thanh niên, Huyện đoàn Phú Tân đã làm tốt công tác uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện có điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Cá về lúc hừng đông

Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.