ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 07:38:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả ý chí thoát nghèo

Báo Cà Mau Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xã Tân Lộc có 2.894 hộ dân, trong đó, đồng bào dân tộc 228 hộ. Xã còn 32 hộ nghèo và 76 hộ cận nghèo.

Bà Mai Tố Nhi, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Năm 2022, địa phương hỗ trợ nhà ở cho 7 hộ, mỗi căn trị giá 44 triệu đồng và hỗ trợ mô hình nuôi cua thương phẩm cho 10 hộ, mỗi hộ 10 triệu đồng. Năm 2023, hỗ trợ mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm (con giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi) cho 11 hộ, mỗi hộ 11 triệu đồng. Năm 2024, hỗ trợ dự án nuôi heo được 3 hộ, mỗi hộ 30 triệu đồng. Khi heo xuất chuồng sẽ thu lại 10% giá trị hỗ trợ; hỗ trợ 2 hộ nghèo xây dựng nhà, trị giá mỗi căn 44 triệu đồng”.

Nhờ các hoạt động hỗ trợ sinh kế và chương trình cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước, nhiều hộ nghèo được tiếp thêm động lực phấn đấu vươn lên.

Hộ bà Nguyễn Ngọc Quyền, Ấp 7, được địa phương xét và hỗ trợ dự án nuôi heo. Gia đình xây chuồng, nhận 4 con heo giống và thức ăn rồi bắt tay vào chăn nuôi. Bà Quyền phấn khởi: “Cuộc sống hiện tại gặp khó khăn, đất thì ở đậu, thu nhập chính dựa vào tiền làm hồ của chồng tôi. Khi được chính quyền địa phương xét hỗ trợ heo giống để chăn nuôi, gia đình rất mừng. Tôi sẽ chăm sóc tốt và gầy giống, nhân đàn, có thu nhập ổn định để vươn lên thoát nghèo”.

Nhờ được địa phương hỗ trợ, gia đình bà Nguyễn Ngọc Quyền quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Nhờ được địa phương hỗ trợ, gia đình bà Nguyễn Ngọc Quyền quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Ấp 7 hiện còn 9 hộ nghèo, 39 hộ cận nghèo (5 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo trong đồng bào dân tộc). Ông Hữu Khánh, Trưởng ấp 7, cho biết: “Công tác giảm nghèo tại địa bàn được chính quyền địa phương quan tâm, nhất là thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có các tiểu dự án và các dự án cho đồng bào dân tộc. Từ đó, nhiều bà con thoát nghèo. Ðịa bàn Ấp 7 trước đây rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo, nhưng đến nay đã giảm dần theo thời gian. Ðó cũng là nhờ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Ấp 6 đón niềm vui mới vì đã hoàn thành xoá trắng hộ nghèo, trở thành ấp đầu tiên trong xã không còn hộ nghèo. Kết quả này đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2023 xuống dưới 4%. Ông Nguyễn So Dól, Trưởng ấp 6, cho biết: “Ấp hiện không còn hộ nghèo. Ðể đạt được kết quả này, địa phương thường xuyên đến nhà người dân vận động cũng như hướng dẫn bà con xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả để vươn lên thoát nghèo, đoàn kết tình làng nghĩa xóm để cùng nhau phát triển”.

Nguồn thu nhập hơn 3 triệu đồng mỗi tháng từ nghề đan đát giúp gia đình bà Trần Thị Hiệp có cuộc sống ổn định hơn.

Nguồn thu nhập hơn 3 triệu đồng mỗi tháng từ nghề đan đát giúp gia đình bà Trần Thị Hiệp có cuộc sống ổn định hơn.

Hộ bà Trần Thị Hiệp, Ấp 6, kinh tế gia đình ổn định hơn nhờ nghề đan đát năn tượng. Lúc thì bà Hiệp đi xin năn tượng trong vuông tôm của những hộ lân cận, lúc đi mua nên bà có nguyên liệu đan đát quanh năm. Thu nhập mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Vậy là bà Hiệp mạnh dạn viết đơn xin thoát nghèo năm 2023.

Mặc dù những người viết đơn xin thoát nghèo như bà Hiệp chưa hẳn đã có cuộc sống sung túc, nhưng đó là lòng tự trọng, mong muốn tự lực phát triển kinh tế, vươn lên.

“Nhờ các hoạt động hỗ trợ sinh kế và chương trình cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước, cùng với ý chí vươn lên, nhiều hộ dân đã nỗ lực thoát nghèo. Không chỉ vậy, họ còn chủ động giúp đỡ những người khó khăn, lan toả tinh thần vượt khó vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no”, bà Mai Tố Nhi khẳng định./.

 

Hoàng Vũ

 

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.