ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 11:06:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp nhau phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Bằng nhiều cách làm linh hoạt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, từng bước hỗ trợ chị em có được cơ hội phát triển kinh tế. Ðặc biệt, các chị quan tâm rà soát từng hoàn cảnh cụ thể, kịp thời trợ lực từ nhiều chương trình khởi nghiệp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.

Toàn xã Biển Bạch Ðông hiện có 2.335 hội viên, trong đó có 46 hội viên thuộc diện hộ nghèo, chiếm 1,62%; 52 hội viên thuộc diện hộ cận nghèo, chiếm 1,76%. Những năm qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế luôn được các cấp hội quan tâm, trong đó có duy trì các mô hình hùn vốn và phát huy mô hình huy động vốn nội lực nhằm mục đích hỗ trợ chị em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Sự giúp sức của các cấp hội, khi kết nối với nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, đã tạo điều kiện cho chị Liên phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Chị Võ Thị Thanh Nhã, Phó chủ tịch Hội LHPN xã, cho biết: “Ðược sự quan tâm của Ðảng uỷ và hội cấp trên về công tác giảm nghèo bền vững cho chị em phụ nữ, Hội LHPN xã đã có nhiều mô hình giúp chị em phát triển kinh tế như: mô hình tổ hùn vốn xoay vòng, tổ tiết kiệm, tổ dây trói cua... Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho chị em được vay vốn để đầu tư sản xuất”.

Mô hình trói cua đã giúp cho nhiều chị phát triển kinh tế.

Năm qua, Hội LHPN xã đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 424 hội viên vay vốn, từ nguồn giải quyết việc làm với hơn 1,8 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo hơn 484 triệu đồng và cho vay hộ cận nghèo hơn 4,9 tỷ đồng, đã trợ lực kịp thời để hội viên có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Thanh Em, ở ấp Cái Sắn Vàm, nhờ nguồn vốn vay chính sách, chị có điều kiện phát triển kinh tế từ mô hình làm dây trói cua. Nhận thấy nhu cầu cung cấp dây trói cua ở địa phương dồi dào, chị Thanh Em quyết định khởi nghiệp bằng mô hình này từ hơn 3 năm trước. Ban đầu vốn ít, chị được Hội LHPN xã kết nối hỗ trợ, vay được 30 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm.

Chị Thanh Em chia sẻ: “Từ khi tôi khởi nghiệp làm dây trói cua, kinh tế gia đình ổn định, giải quyết được công ăn việc làm cho một số chị em phụ nữ có thời gian nhàn rỗi, giúp các chị có thêm nguồn thu nhập trang trải sinh hoạt, nuôi con ăn học, ổn định cuộc sống”.

Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Hội LHPN xã Biển Bạch Ðông, chị Thanh Em có nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững từ mô hình làm dây trói cua.

Mô hình không chỉ giúp gia đình chị Thanh Em ổn định thu nhập mà còn hỗ trợ những chị em phụ nữ khác trong xã có điều kiện phát triển kinh tế. Hiện tại, mô hình này có hơn 15 phụ nữ tham gia, đây là giải pháp hữu hiệu nhằm tăng nguồn thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ ở tại địa phương. Tuỳ vào năng lực và sắp xếp thời gian, mỗi chị kiếm thêm nguồn thu từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng mỗi ngày, trung bình từ 2-3 triệu đồng/tháng.

Tiệm may quần áo của chị Phan Thị Liên, ấp Xóm Mới, được duy trì hoạt động cũng nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội vào đầu năm 2023, với khoản vay 22 triệu đồng. Trước đây, nhờ sự vận động của chị em, chị Liên quyết tâm mở tiệm may để tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Nhờ đồng vốn tích luỹ và sự trợ lực từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nay tiệm may của chị mở rộng hoạt động.

Chị Liên vui mừng khi được sự hỗ trợ kịp thời để duy trì tiệm may.

“Tôi sử dụng đồng vốn vay này mua thêm vải, cho khách dễ dàng lựa chọn để may. Nhờ nghề may được duy trì mà gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế bền vững. Tôi thấy nguồn vốn này rất có ý nghĩa, bởi lẽ, chị em vùng nông thôn thu nhập còn hạn chế, được vay đồng vốn chính sách sẽ là điều kiện để phát triển kinh tế”, chị Liên bày tỏ.

Với những cách linh hoạt trong công tác hội, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ngày càng có sức lan toả sâu rộng trong phụ nữ tại địa bàn. Từ đó, giúp các chị hăng hái hơn khi tham gia các phong trào phụ nữ.

Tuy cuộc sống của một bộ phận chị em còn khó khăn do nghề nghiệp không ổn định, thiếu phương tiện sản xuất, nhưng với nhiều hoạt động tương trợ của các cấp hội, hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn vay xã hội, đời sống phụ nữ dần cải thiện, vươn lên./.

 

Hằng My - Phương Du

 

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.