ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:14:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cửa Lớn mở tương lai

Báo Cà Mau Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Trong mỗi chuyến hành trình ấy, mỗi khi con sông Cửa Lớn lọt vào tầm mắt, tôi lại trải qua những cung bậc cảm xúc lạ lùng. Ngồi trên thuyền vượt sông, cảm giác vừa thích thú, vừa sờ sợ, y như đang trải qua một trò chơi mạo hiểm.

Muốn qua sông Cửa Lớn phải canh nước, canh gió cẩn thận. Gặp lúc sóng lớn, cả nhà phải neo ghe chờ đến sáng sớm hôm sau. Cũng có lúc đánh liều qua sông khi sóng nhiều, tới bờ bên kia, cả nhà mới nhìn nhau thở phào nhẹ nhõm.

Trong con mắt của đứa quanh năm không ra khỏi lũy tre làng, cuộc sống gắn liền với những con rạch êm đềm, nước chảy lặng lờ bên vùng ngọt như tôi, con sông Cửa Lớn thật sự là một kỳ quan của thiên nhiên. Tôi hay kể lại với bạn bè cùng trang lứa về tầm vóc của con sông trong cái trạng thái mắt chữ "A", mồm chữ "O" của tụi nó.

Thật ra thì, đoạn sông mà gia đình tôi hay qua là chỗ hẹp nhất và nước êm nhất của sông Cửa Lớn. Phải chăng, đó là yếu tố quyết định để người ta chọn xây cầu Năm Căn ở đây? Có thể lắm.

Cầu Năm Căn nối đôi bờ sông Cửa Lớn, kết nối hạ tầng giao thông bộ từ địa đầu cực Bắc đến cực Nam Tổ quốc. Ảnh: HUỲNH LÂM

Cầu Năm Căn nối đôi bờ sông Cửa Lớn, kết nối hạ tầng giao thông bộ từ địa đầu cực Bắc đến cực Nam Tổ quốc. Ảnh: HUỲNH LÂM

Cà Mau là vùng đặc trưng sông nước. Ðương nhiên rồi! Theo sách "Ðịa lý Cà Mau", do Tiến sĩ Thái Văn Long chủ biên, tỉnh Cà Mau có 8 con sông chính, với tổng chiều dài lên đến hơn 7.000 km, tức gấp 3 lần chiều dài đất nước Việt Nam.

Trong số những con sông mang màu sắc huyền thoại của xứ Cà Mau, thì sông Cửa Lớn xứng đáng được xếp ở vị trí đầu tiên, bởi đây là sông sâu nhất và rộng nhất, khoảng 200 m. Chiều dài sông là 58 km, chỉ ngắn hơn chút ít so với sông Ông Ðốc.

Ðiểm đặc biệt nhất của dòng Cửa Lớn là con sông này không có thượng nguồn và cũng không có hạ nguồn. Sông Cửa Lớn giống như một chiếc gạch nối khổng lồ giữa biển Ðông với biển Tây, chắt chiu tinh tuý từ hai cửa biển, hội tụ ở giữa rồi lan toả ra một vùng rộng lớn.

Ở phía biển Ðông, sông Cửa Lớn thông với cửa Bồ Ðề, chảy qua những khu dân cư sầm uất. Trong khi phía Tây, sông giáp cửa Ông Trang, với nhiều nét hoang sơ, còn biết bao tiềm năng, chờ bàn tay con người đánh thức. Sông Cửa Lớn chi chít nhánh rẽ, tạo thành một hệ thống mang nguồn sống đi muôn nơi.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai được xây dựng tại trung tâm thị trấn Năm Căn, ven sông Cửa Lớn. Ảnh: H.LÂM

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai được xây dựng tại trung tâm thị trấn Năm Căn, ven sông Cửa Lớn. Ảnh: H.LÂM

Mỗi nơi sông Cửa Lớn chảy qua, người dân bản địa đều đặt cho một cái tên riêng, như Năm Căn, Tam Giang, rồi Bồ Ðề. Mỗi cái tên đều gắn với những sự kiện lịch sử oai hùng và nét văn hoá đặc trưng. Ai có thể quên những trận đánh tàu trên sông Tam Giang; rồi những chuyến tàu, ghe âm thầm mang vũ khí, đạn dược từ bến Vàm Lũng huyền thoại cung cấp cho chiến trường?

Suốt chiều dài con sông, dấu ấn về một cuộc khai hoang, mở đất như hiển hiện trước mắt thông qua những xóm hầm than, những hàng đáy cặm, đáy bè, và cả những câu chuyện kể của những người đi săn cá dứa nổi đặc sông khi mùa trái mắm rụng. Ði dọc con sông này, cuộc sống từ quá khứ cho đến hiện tại phô bày như một bức tranh sống động và chi tiết.

Ngày nay, với tâm thế hướng về biển, trở thành tỉnh mạnh về biển, dòng sông Cửa Lớn đóng vai trò quan trọng trong tầm nhìn và quy hoạch của tỉnh Cà Mau.

Muốn phát triển nuôi - chế biến thuỷ sản, khai thác tiềm năng du lịch hay logistics... có thể nhìn thấy nhiều cơ hội ở con sông này.

Hãy thử hình dung về những bến cảng nhộn nhịp dọc hai bờ sông, tàu thuyền như mắc cửi hướng về Cảng nước sâu Hòn Khoai, có thể nhìn khá rõ từ đất liền.

Rồi từ đây, hạt gạo, con cá, con tôm, con cua, trái cây... cùng các sản phẩm công nghiệp của Cà Mau và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ băng băng vượt sóng trùng khơi, toả đi năm châu bốn biển.

Tại sao không?

 

Tuấn Ngọc

 

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 2: Hà Tiên - Giữ nhịp hai vùng biên cương

Nằm ở cực Tây Nam Tổ quốc, Hà Tiên không chỉ nổi danh với cảnh sắc thiên nhiên mà còn là vùng đất biên giới từng chịu nhiều biến động. Những năm 1977-1978, chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, Hà Tiên trở thành tuyến đầu chống lại sự xâm lược của quân Khmer Ðỏ, thị xã nhỏ bé khi ấy hoang tàn. Sau chiến tranh, Hà Tiên đối mặt với những thách thức mới: phục hồi kinh tế, ổn định dân cư và bảo vệ biên giới. Những năm 80, vùng đất này vẫn nghèo nàn, ít người lui tới. Năm 2018, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, là trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của tỉnh Kiên Giang.

Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn? - Bài 2: Chọn tâm – thế đúng

Vận động, thay đổi là quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, quá trình này bao gồm cả cơ chế đào thải, đồng thời cũng mở ra những cơ hội để những nhân tố có khả năng thích ứng, linh hoạt bứt phá vươn lên để khẳng định vị trí. Trước cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh gọn đội ngũ nhân lực, vấn đề lựa chọn cho mình tâm thế đúng, con đường đúng để chạm đến thành công lại một lần nữa được xã hội đặc biệt quan tâm.

Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn?

Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh - gọn - mạnh; hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm tái cấu trúc đội ngũ nhân lực khu vực công ngang tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn xa trong bối cảnh mới.