ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:40:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đa dạng sản phẩm OCOP từ tôm, cua

Báo Cà Mau (CMO) Tính đến cuối năm 2022, huyện Năm Căn có bảy sản phẩm của bốn chủ thể được Chủ tịch UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP. “Năm 2022, riêng sản phẩm OCOP, đơn vị hỗ trợ hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tính toán doanh thu gần 21 tỷ đồng, với 43.300 tấn/7 sản phẩm OCOP của huyện, đồng thời giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động nhàn rỗi ở địa phương. Các sản phẩm nông dân sản xuất được những chủ thể OCOP chế biến mang lại giá trị cao.

Tất cả các sản phẩm đều tăng số lượng từ 10-20% so với năm trước; chỉ riêng HTX Tân Hiệp Phát sản phẩm cua thịt giảm do dịch bệnh trên cua. Các chủ thể tiếp tục mở rộng địa bàn kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sang Thái Lan thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP trong tỉnh, trong nước”, ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, cho biết.

HTX Tài Thịnh Phát Farm, ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, là HTX tiên phong trong phát triển sản phẩm OCOP và từng bước mở rộng thị trường. Hiện HTX có bốn sản phẩm OCOP, gồm tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái, chả tôm sinh thái, chà bông tôm. HTX luôn chăm chút từng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, cách làm để cung ứng đa dạng sản phẩm đặc sản từ mặt hàng tôm, cua lợi thế của địa phương.

Tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái của HTX Tài Thịnh Phát Farm, đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP, tiếp tục có nhiều đơn hàng mới. Ảnh:VĂN TƯỞNG

Anh Lê Hữu Nhiệm, Phó giám đốc HTX Tài Thịnh Phát Farm, cho biết, sau khi thành công từ những sản phẩm được công nhận, năm 2023 HTX tiếp tục đăng ký thêm sản phẩm cua sinh thái, tôm sú sinh thái ngủ đông, bột nêm tôm, riêu tôm. “HTX cho ra đời nhiều sản phẩm như thế với mong muốn đưa đặc sản quê hương đến nhiều người tiêu dùng hơn. Những sản phẩm này cũng từ con tôm, cua nhưng tiếp tục chế biến đa dạng để phục vụ người tiêu dùng một cách tiện lợi nhất, qua đó giải quyết việc làm cho người dân địa phương”, anh Lê Hữu Nhiệm chia sẻ.

Anh Châu Duy Trường, HTX nuôi cua Tân Hiệp Phát, ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, với sản phẩm cua biển Năm Căn, chia sẻ: "Năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh trên cua nên sản lượng nông dân thu hoạch sụt giảm, tác động lớn đến hoạt động của HTX, tuy nhiên sau sự kiện Ngày hội Cua Cà Mau đem đến cho xã viên nhiều cơ hội khi ngành nông nghiệp huyện có những kế hoạch hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật phát triển vùng nuôi và chủ động kiểm soát dịch bệnh”.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Kiên Cường, cùng ở Ấp 2, xã Hàng Vịnh trong năm qua đã sản xuất số lượng lớn sản phẩm bánh phồng tôm với hơn 23 tấn bánh, cung ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh thu gần 4,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Năm 2023, toàn huyện phấn đấu có thêm 12 sản phẩm tiềm năng đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao; nâng hạng cho năm sản phẩm đã đạt 3 sao lên hạng sao cao hơn. Các sản phẩm tiềm năng phát triển mới cũng được chế biến từ tôm, cua, như tôm sú sinh thái ngủ đông, bánh phồng cua, tôm tít... và một sản phẩm mới là yến sào tinh chế.

“Ðối với những sản phẩm đăng ký mới, ngành chuyên môn tiếp tục hỗ trợ HTX, doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, hướng dẫn các quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, phối hợp với các chi cục, sở, ngành hỗ trợ HTX, doanh nghiệp trong bao bì, mẫu mã sản phẩm, tiếp tục quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại; đa dạng sản phẩm OCOP, đạt chất lượng và xây dựng thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài”, ông Lê Văn Sin thông tin./.

 

Thiên Kim

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.