ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 00:08:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết

Báo Cà Mau Sắp bước vào cao điểm mua sắm tết Nguyên đán, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bắt đầu ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.

Ông Dương Văn Tám, Ðội trưởng Ðội QLTT số 1, Cục QLTT, cho biết: “Ngay từ đầu tháng 11, đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán”.

Trong đó, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình, nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán.

Năm nay, các đoàn kiểm tra của Cục QLTT sẽ tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh về việc chấp hành quy định đăng ký kinh doanh; quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; chất lượng hàng hoá (dấu hợp quy...); kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về niêm yết giá hàng hoá và bán theo giá niêm yết. Ngoài ra, còn kiểm tra việc chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ (nếu có) đối với các mặt hàng thiết bị điện tử, đồ điện gia dụng; sản phẩm quần áo thời trang, giày dép; các sản phẩm thuốc lá, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền; sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc ngành công thương quản lý; hoạt động kinh doanh khí, xăng dầu...

Tình hình kinh doanh các mặt hàng may mặc khá trầm lắng.

Ðặc biệt, Cục QLTT chú trọng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu, nhu cầu cao phục vụ dịp Tết như: kiểm tra các cơ sở kinh doanh rượu bia, nước giải khát về điều kiện sản xuất, nhập khẩu; các quy định về sản xuất rượu, nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, tem, giá cả, hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng/cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðồng thời, lấy mẫu nguyên liệu sản phẩm thực phẩm để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng theo quy định khi cần thiết.

Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, để đảm bảo ao toàn cho người tiêu dùng, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra ngay từ khâu đầu vào, sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm; quy định về việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; việc sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; quy định về sử dụng hoá chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Ðồng thời, kiểm tra hồ sơ tự công bố/đăng ký công bố sản phẩm; lấy mẫu nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng theo quy định.

Ông Dương Văn Tám cho biết: “Mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm mà ngành chú trọng kiểm tra là các mặt hàng thiết yếu như hàng điện tử, điện lạnh, lượng thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường cát, dầu thực vật, hoa quả, sữa chế biến, sữa các loại, rượu, bia; động vật và các sản phẩm động vật, sản phẩm chế biến từ động vật. Trong đó, kiểm tra, kiểm soát về an toàn thực phẩm, việc thực hiện quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm: các chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh; các tổ chức nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; kiểm tra nhóm hàng thực phẩm nông lâm, thuỷ sản...".

Ðồng thời, kết hợp kiểm tra đột xuất các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, pháo nổ, pháo hoa các loại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến; kiểm tra, kiểm soát tại các kho bãi, kho chứa hàng, điểm tập kết hàng hoá, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, làng nghề...

Dạo một vòng quanh khu vực thành phố, được các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh cho biết, tình hình thị trường năm nay khá ảm đạm, sức mua giảm, dù giá cả phải chăng nhưng lượng khách hàng tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Nhân viên Ðội QLTT số 1, Cục QLTT kiểm tra hàng hoá tại một cửa hàng sữa ở Phường 5, TP Cà Mau.

Chị Nguyễn Hồng Nhớ, chủ cửa hàng sữa ở Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Tình hình buôn bán năm nay giảm sút hơn năm rồi. Lượng khách giảm đi do có nhiều chuỗi cửa hàng “mọc lên” và người dân hay mua sắm trên mạng. Ðể đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết, cửa hàng nhập hàng liên tục nhưng số lượng vừa phải để đảm bảo thời hạn sử dụng mới. Chọn những sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng để khách hàng yên tâm. Ngoài ra, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để tri ân khách hàng những ngày Tết”.

Chị Nguyễn Hồng Trinh, quản lý shop quần áo trên địa bàn Phường 5, TP Cà Mau, bộc bạch: “Những tháng gần cuối năm, thường khách đến mua sắm nhiều, nhưng năm nay khá vắng vẻ, kinh doanh không mấy khả quan. Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu mua sắm từ nay đến cuối năm, cửa hàng cũng chủ động chuẩn bị nguồn hàng mới, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn để phục vụ”.

Từ nay đến ngày 29/2/2024, Cục QLTT tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra 108 cơ sở kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân trên địa bàn, từ tỉnh đến các huyện./.

 

Ðào Hồng

 

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tiếp sức cho doanh nghiệp, người nộp thuế

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NÐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ðây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.