ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 17:43:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đậm đà vị cốm Tân Thành

Báo Cà Mau (CMO) Không chỉ biết đến với làng nghề nuôi cá chình, cá bống tượng, dệt chiếu truyền thống mà những năm gần đây phường Tân Thành, TP Cà Mau còn nổi tiếng với nghề làm bánh cốm. Bánh cốm nơi đây có vị ngọt riêng, độc đáo, hấp dẫn. Không khí làm cốm ở Tân Thành lúc nào cũng tất bật, nhộn nhịp như chính nhịp sống mới của con người nơi đây.

Khác với cốm dẹp, cốm ống Trà Vinh được làm từ gạo nếp non, bánh cốm ở phường Tân Thành được làm từ gạo tẻ, hoàn toàn không sử dụng chất phụ gia, chất tạo màu nhưng vẫn có hương vị riêng.

Các cơ sở làm cốm ở Tân Thành quanh năm tất bật..

Vừa nhanh tay láng mặt cốm đang còn hôi hổi nóng trên khuôn, anh Võ Thành Quốc, thợ chuyên làm cốm Khóm 4, phường Tân Thành, chia sẻ: "Để làm được bánh cốm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là khâu chọn nguyên liệu. Phải là loại gạo một bụi đều hạt mới cho ra miếng cốm ngon và đẹp. Bình quân 1,7 kg gạo thì thụt được 1,5 kg cốm nổ. Trước khi ngào đường, người thợ phải rang cốm nổ trong chảo cho hạt cốm đạt độ giòn nhất định thì bánh cốm mới giòn, bảo quản được lâu".

Công đoạn ngào cốm sẽ quyết định mẻ cốm ngon hay dở. Trước hết, người thợ sẽ thắng 1 kg đường mía trong chảo cùng đậu phộng, gừng, chanh, dầu ăn, mạch nha, nước, từ 15-20 phút. Sau đó cho 200 g cốm nổ vào. Đây là bí quyết tạo hương vị riêng của làng cốm Tân Thành. Đường và cốm nổ là 2 nguyên liệu chính không thể thiếu khi làm bánh cốm.

Nhiều năm gắn bó với nghề làm bánh cốm, chị Hồ Anh Thư, Khóm 4, phường Tân Thành, cho biết: "Khi chảo đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì cho cốm nổ vào và nhanh tay đảo đều để hạt cốm dính vào nhau. Tiếp đến người thợ sẽ đổ chảo cốm ngào ra khuôn dàn đều và dùng cây chày láng mặt cốm để chúng kết dính với nhau".

Khi độ nóng của cốm đã dịu xuống, người thợ nhanh chóng dùng dao cắt miếng cốm thành hình vuông có chiều dài khoảng 20 cm và chiều cao 2 cm. Nếu để cốm nguội, chúng sẽ cứng, rất khó cắt thành miếng.

Công đoạn cuối cùng là gói bánh cốm thành phẩm vào bọc ni-lông. Nếu công đoạn láng và cắt cốm dành cho đàn ông thì công đoạn gói bánh cốm thành phẩm thích hợp với chị em. Nhìn thì đơn giản nhưng nếu không khéo léo, quen tay thì bánh cốm sẽ không đều, không đẹp mắt.

"Mỗi cơ sở nếu làm giỏi thì từ sáng đến chiều sẽ làm được 60-80 kg cốm thành phẩm. Vào dịp Tết, chị em phải làm cả ban đêm mới đủ bán. Ngoài bỏ mối cho bạn hàng tuyến huyện, gia đình tôi còn trưng bày sản phẩm trước nhà để bán cho khách đi đường. Bán được lắm", chị Thái Thị Cẩm Hồng, Khóm 5, phường Tân Thành, cho biết.

Nếu bỏ mối, mỗi kí cốm có giá 50.000 đồng, còn bán lẻ là 55.000 đồng. Bình quân, sau khi trừ chi phí, người làm cốm lãi 10.000 đồng/kg.

Cái hay của nghề làm cốm ở Tân Thành là tận dụng được nguồn lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, với thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày. Hiện các cơ sở sản xuất cốm ở Tân Thành đang cho ra lò 2 loại sản phẩm, bánh cốm vị gừng và bánh cốm vị hành.

"Người ta mua ăn, làm quà biếu, đám tiệc cũng chuộng đãi cốm", bà Nguyễn Thị Hường, chủ cơ sở cốm Thanh Mai, Khóm 4, phường Tân Thành, cho biết.

Hiện tại, phường Tân Thành có khoảng 15 hộ chuyên sản xuất cốm, tập trung ở Khóm 4 và Khóm 5.

"Để duy trì và phát triển nghề làm cốm Tân Thành, sắp tới phường sẽ thành lập tổ làm cốm. Khi đó, cốm Tân Thành sẽ có thương hiệu riêng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các hộ tham gia sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất hiệu quả, chất lượng và số lượng", bà Đoàn Mỹ Linh, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành, thông tin.

Những bếp lửa rực cháy, những đôi tay thoăn thoắt gói bánh cốm, tiếng cười, nói rôm rả của những người thợ... là tín hiệu vui cho sự duy trì và phát triển một làng nghề truyền thống của người dân Cà Mau./.

Thiện Nhân

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).