ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:50:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân quân tự vệ rộng khắp - vững mạnh

Báo Cà Mau (CMO) Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong thời bình, DQTV là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác. Ðồng thời, phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, DQTV phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Hiện nay, lực lượng DQTV được quan tâm xây dựng, kiện toàn, phát triển rộng khắp, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. 

Bài 1: Lực lượng nòng cốt ở cơ sở

Thời gian qua, các cơ quan quân sự địa phương luôn chủ động, tích cực thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác DQTV cấp mình. Ðây là hoạt động thường xuyên, liên tục. Có thể nói, việc xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp cả về lực lượng và chất lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Hoạt động này góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng DQTV rộng khắp, vững mạnh, nhất là đảm bảo an ninh, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.

Lực lượng DQTV thường xuyên được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Nâng cao chất lượng

DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, gọi là tự vệ.

Những năm qua, công tác tổ chức, xây dựng lực lượng DQTV luôn được đặc biệt quan tâm thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu quả. Công tác xây dựng lực lượng được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đạt 1,35% so với tổng dân số.

Hiện nay các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, khóm, ấp duy trì nghiêm lực lượng DQTV trực sẵn sàng chiến đấu; tổ chức tuần tra, canh gác, phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đạt kết quả tốt. Theo Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, trong năm 2022, hoạt động trên đã phát hiện 257 đối tượng vi phạm an ninh trật tự, đã được cơ quan chức năng xử lý.

Trung tá Văn Hoàng Lem, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Năm Căn, chia sẻ: “Ðảng uỷ, Ban CHQS huyện xác định, công tác xây dựng lực lượng DQTV là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Từ đó, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của trên. Trong những năm qua, lực lượng DQTV của huyện Năm Căn luôn làm tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tham gia các hoạt động ở địa phương”.

Chú trọng đào tạo

Công tác xây dựng lực lượng DQTV được thực hiện chặt chẽ, từ khâu tuyển chọn, huấn luyện và giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự. Thượng tá Ngô Thành Công, Chính trị viên Ban CHQS TP Cà Mau, cho biết: “Ðến nay, hầu hết đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở, lực lượng dân quân cơ động, dân quân thường trực có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó máu thịt với Nhân dân; là lực lượng nòng cốt, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cơ sở, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Lực lượng DQTV Phường 6, TP Cà Mau giúp người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy. (Ảnh chụp ngày 30/7/2023).

Thời gian qua, công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ ngành quân sự cơ sở luôn được quan tâm. Thực hiện theo Quyết định số 799/QÐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Ðề án đào tạo cán bộ ban CHQS xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Ban CHQS thành phố phối hợp với Ban Tổ chức Thành uỷ, Phòng Nội vụ thành phố, chính quyền địa phương các cấp quy hoạch, sắp xếp, bố trí cán bộ quân sự cấp xã đúng theo Thông tư Liên tịch số 01/2013 của Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng và Thông tư số 13/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Tính đến nay, nhiều cán bộ qua đào tạo ngành quân sự cơ sở, bao gồm trung cấp, cao đẳng, và đào tạo đại học liên thông; trong đó, có nhiều chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng được phát triển lên vị trí cao và bố trí các chức danh khác.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện DQTV đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DQTV. Thượng tá Ngô Thành Công cho biết thêm: “6 tháng đầu năm đã tổ chức diễn tập chiến đấu cấp xã trong khu vực phòng thủ đạt kết quả khá. Ðến nay, 100% ban CHQS xã, phường đã xây dựng các kế hoạch chiến đấu phòng thủ, hằng năm đều rà soát, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch sát với tình hình thực tế và tổ chức luyện tập theo phương án. Ðồng thời, tham gia luyện tập, diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ cấp xã, phòng thủ dân sự theo kế hoạch”.

Có thể nói, nhận thức trách nhiệm về công tác xây dựng lực lượng vũ trang thành phố nói chung và DQTV nói riêng được cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt quan tâm. Ý thức của cán bộ, đảng viên, lực lượng DQTV và Nhân dân sau khi được quán triệt, tuyên truyền Luật DQTV được nâng lên; biết vận dụng pháp luật DQTV gắn với thực hiện nhiệm vụ, chức trách trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, làm tham mưu, tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ chính sách của DQTV. Từ đó, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng tổng hợp lực lượng DQTV, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới./.

 

Ðặng Duẩn - Quách Nguyên

Bài 2: Gắn bó máu thịt với dân

 

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng

Kinh tế tập thể (KTTT), mà chủ đạo là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, là thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững... Ðặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT càng trở nên quan trọng, đây là nhân tố cốt lõi, gắn kết quá trình sản xuất và kinh doanh của nông dân với nhu cầu của thị trường.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài cuối: Tìm giải pháp gỡ khó

Sắp xếp, đổi mới để hoàn thành việc rà soát xác định nguồn gốc đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng đất; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích bàn giao về địa phương quản lý, qua đó phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư trường... là những vấn đề cần làm hiện nay.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài 2: Quy định thiếu đồng bộ

Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hiện chưa có bộ thủ tục về trình tự tương thích với các luật và các quy định có liên quan. Ðiều này dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ của chính quyền sở tại trong thực hiện giao đất, giao rừng. Ðây là lý do chính làm cho diện tích đất, rừng các xã đang tạm quản lý tuy rất lớn nhưng muốn giao cho người dân lại khó thực hiện.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng

Chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng là chính sách lớn của Ðảng, Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị của rừng. Ðồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, qua gần 20 năm triển khai công tác này, tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, cần được chấn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.