ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:55:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài cuối: Phải thật sự gần dân, sát cơ sở

Báo Cà Mau Đến thời điểm này, có thể khẳng định chủ trương trước đây của Huyện uỷ Phú Tân về cải tạo vườn tạp, trồng hoa màu, mang lại hiệu quả kinh tế hộ; hay như việc tận dụng trồng cây xanh ven sông để ngăn chặn sạt lở... đã mang lại kết quả đáng tự hào, được Nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng tham gia, lan toả. Nhìn từ Phú Tân, các địa phương khác có điều kiện tương tự, học tập làm theo và cũng đạt kết quả đáng phấn khởi. Bài học rút ra là cái gì mang lại lợi ích thiết thực vì việc chung sẽ được người dân tích cực đồng lòng chung tay, góp sức.

Ðánh giá kết quả mang lại từ chủ trương nhằm có định hướng phù hợp thực tiễn, sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU, Thành uỷ Cà Mau đánh giá, qua thời gian triển khai, bên cạnh những mặt tích cực, mang lại hiệu quả đáng phấn khởi, vẫn còn một bộ phận người dân nhận thức về mục đích, yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống đô thị văn minh còn chưa đầy đủ, sâu sắc; việc triển khai thực hiện ở một vài ấp, khóm chưa đồng bộ. Ban Thường vụ Thành uỷ Cà Mau nhận thấy, hiện nay, do các khu đất công của các sở, ngành chưa được sử dụng, còn để trống, cỏ dại mọc um tùm, không có người xử lý, dọn vệ sinh và trở thành nơi đổ rác thải của một số người dân kém ý thức, dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị.

Việc bình xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá” ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đúng thực chất, nên không phát huy được ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cũng như sự phấn đấu của Nhân dân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá, ấp văn hoá. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị bị hư hỏng nhiều, nhất là qua những đợt mưa lớn kéo dài, nhưng nguồn vốn được bố trí cho việc duy tu, sửa chữa còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Một số hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mua bán, gây cản trở giao thông còn xảy ra; việc đặt biển hiệu, bảng quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị chưa được xử lý triệt để.

Những hạn chế, tồn tại trên sẽ tiếp tục được đánh giá xác thực, quyết tâm cải thiện để tạo sự đồng thuận tuyệt đối, trách nhiệm, cùng chung sức xây dựng thành phố sạch đẹp, văn minh hơn.

Qua thời gian thực hiện Nghị quyết số 06, nhận diện những mặt còn tồn tại, hạn chế, Thành ủy Cà Mau chỉ đạo tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến xã, phường, xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh.

Tại Phường 1, TP Cà Mau, ông Lê Thái Minh Tâm, Bí thư Ðảng uỷ phường, cho biết, ngoài việc thực hiện các tiêu chí xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh, thời gian tới địa phương tiếp tục tập trung xây dựng nếp sống văn minh đô thị với ý thức công cộng, thái độ ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, ứng xử có trách nhiệm. Qua đó, đề cao tính gương mẫu của đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhằm lan toả những hình ảnh, hành động đẹp, tích cực, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của từng cá nhân, từng gia đình về thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tạo môi trường văn hoá lành mạnh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ U Minh, qua sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm cũng đã nhìn ra hạn chế, các địa phương chưa tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng; việc xử lý vi phạm ở một số xã chưa kiên quyết, từ đó còn nhiều vụ việc chưa được xử lý dứt điểm, để kéo dài. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định; ngăn chặn hành vi vi phạm ngay từ đầu, xử lý dứt điểm, tuyệt đối không để phát sinh công trình vi phạm mới.

Với sự quyết tâm trên, đến nay vi phạm trật tự xây dựng, quy hoạch giảm rõ nét, đặc biệt là việc lấn chiếm hành lang lộ giới, che khuất tầm nhìn giao thông đã được khắc phục đáng kể trên địa bàn và đang ngày càng chuyển biến tốt hơn, tạo đồng thuận và phấn khởi trong Nhân dân, xây dựng được hình ảnh, nét đẹp vùng đất và con người U Minh.

Tại huyện Ngọc Hiển, nói về kết quả thực hiện Chỉ thị 12-CT/HU của Huyện uỷ, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, địa phương đúc rút bài học là nơi nào được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của đảng uỷ, UBND, sự ủng hộ, nhiệt tình thực hiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp thì nơi đó triển khai hiệu quả, nhiều thành phần tham gia, tính lan rộng cao.

Theo ông Trần Hoàng Lạc, việc tuyên truyền phải đa dạng hình thức và phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội. Ngoài tuyên truyền hệ thống loa, cần thành lập các nhóm Zalo, tuyên truyền qua sinh hoạt chi hội, tổ hội, tuyên truyền trực tiếp tại hộ dân và tại trạm kiểm soát biên phòng... Phải cử người có uy tín và am hiểu pháp luật, người tại địa phương để vận động những trường hợp chưa chịu ký cam kết, tự nguyện tháo dỡ đáy biển, đáy sông và chuyển đổi nghề thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

Không riêng ở một địa phương, việc quản lý khai thác thuỷ sản được tỉnh cụ thể hoá bằng nhiều văn bản chỉ đạo, quyết tâm giám sát chặt, khai thác đúng quy định, đặc biệt gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi, hướng phát triển bền vững.

Thông tin về tình hình trong thực hiện chủ trương của địa phương, ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, mặc dù được cảnh báo trước nhưng công tác tuyên truyền, vận động của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về ảnh hưởng của  EI Nino chưa sâu rộng. Một số nơi người dân tổ chức sản xuất, sử dụng nước chưa hợp lý, chưa theo khuyến cáo của cơ quan chức năng; ý thức của người dân tự bảo vệ phần đất ven sông, kênh rạch do gia đình mình quản lý chưa tốt, việc tự đào lòng kênh quá sâu, quá gần chân bờ kênh để lấy đất sử dụng, gây độ dốc mái kênh lớn, sụt lún đường còn xảy ra. Một số điểm sụt lún nghiêm trọng không thể sửa chữa, cần nguồn vốn lớn để xây dựng lại. Do thực trạng nhà dân đa số xây dựng cặp tuyến sông, rạch nên việc sửa chữa, xây dựng lại nhiều tuyến lộ rất khó khăn. Hiện nay, các tuyến sông vẫn còn khô cạn, không thể vận chuyển vật tư để khắc phục, sửa chữa các điểm sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.

Mọi chủ trương để đi sâu vào cuộc sống và lan toả rộng khắp, cần phải được truyền đạt và tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia một cách tự nguyện của Nhân dân. Biến chủ trương thành hành động cách mạng, trở thành phong trào thì cần phải nói dân hiểu, làm dân tin. Theo đó, cần nêu cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, đảng viên nơi cư trú trong công tác vận động, tuyên truyền. Ðể  được dân tin, làm theo thì phải gần dân, sát cơ sở, kết quả mang lại là vì sự phát triển ổn định và bền vững, vì sự nghiệp đổi mới, phát triển của quê hương./.

 

Trần Nguyên

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.