ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:06:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài 2: ...Ðến chỉ thị cấp bách

Báo Cà Mau Trước những biến đổi khó lường của thời tiết, ngày 16/2/2024, Huyện uỷ Trần Văn Thời đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/HU (Chỉ thị 09) về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, nhằm huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để ứng phó, giảm thiểu tác động. Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Chỉ thị 09 ban hành phù hợp thực tiễn, tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... vì việc chung.

Kịp thời ứng phó thiên tai

Là một trong những địa phương chịu sự tác động của hạn hán, tại xã Khánh Lộc xuất hiện sớm nhất những vị trí sụt lún hàng loạt tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn các xã vùng ngọt huyện Trần Văn Thời.

Ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Lộc, cho biết, qua tiếp thu Chỉ thị 09, Ðảng uỷ, UBND xã đã kịp thời quán triệt đến toàn thể đảng viên và tuyên truyền rộng rãi đến người dân trong xã thông qua nhiều hình thức, từ đó tạo được sự ý thức và đồng tình của người dân trong công tác phòng tránh. Người dân cùng chính quyền xã tham gia tích cực các phần việc như: cắt cây ven lộ (trên 300 cây), di dời vật tư các cơ sở bán vật liệu xây dựng gần lộ vào bên trong, giảm tải các tuyến lộ 3 m...

“Nhân dân hiểu được và đồng thuận thực hiện là vì những gì nêu ra trong chỉ thị gắn liền đến đời sống, thực tế đang diễn ra cấp bách tại địa phương. Cụ thể, bà con ấp Trảng Cò ý thức và đồng lòng không cho phương tiện chở xe cuốc di chuyển dưới lòng sông khi nước cạn vì sẽ gây tác động, gây thêm sạt lở lộ. Các ông: Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Văn Nhớ cùng các hộ dân trong ấp kiên quyết ngăn chặn phương tiện chở xe cuốc vào địa bàn và kịp thời thông báo chính quyền xử lý. Ðây là những điển hình trong bảo vệ công trình công cộng trước tác động của thời tiết, thực hiện tốt Chỉ thị 09 của Huyện uỷ”, ông Nguyễn Văn Nhàn thông tin.

Từ thực tế diễn ra trước tác động của hạn hán làm sụt lún các tuyến lộ giao thông, Huyện uỷ Trần Văn Thời kịp thời ban hành chỉ thị nhằm huy động sức mạnh tổng hợp ngăn chặn thiệt hại, được cả hệ thống chính trị, quần chúng tích cực tham gia khắc phục.

Xã Khánh Hải là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, gây nên tình trạng sụt lún đường, chia cắt giao thông. Tính đến nay, xã Khánh Hải đã xảy ra 280 điểm sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng đến 288 hộ với tổng chiều dài 7.903 m, trong đó ảnh hưởng đến 2.630 m lộ 3 m (hư hỏng hoàn toàn 1.019 m); 2.864 m lộ mặt đường 1,5 m (hư hỏng hoàn toàn 614 m) và 2.409 m lộ đất đen.

Ông Nguyễn Chí Tâm, Bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Hải, thông tin: Thực hiện Chỉ thị 09, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt đến các ấp, xem đây nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách hàng đầu trong thời điểm hiện nay. Tại các điểm sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, hư hỏng lộ hoàn toàn, địa phương vận động người dân ban sửa mặt bằng phần đất phía trong, đổ đá làm đường đi tạm; những điểm lộ nghiêng thì vận người dân xịa cây, ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng hơn.

“Ðến nay, địa phương đã kè đảm bảo xe 2 bánh lưu thông, giảm thiểu hư hỏng được 41 điểm với tổng chiều dài 1.030 m. Có 41 hộ hiến đất để sửa chữa 37 điểm sụt lún nghiêm trọng với tổng chiều dài 1.556 m và hiện tại đã triển khai thực hiện khắc phục (chuyển đất sửa mặt bằng đất đen và cắt đal lót sửa đường) chiều dài 429 m, các điểm còn lại đang tiếp tục khắc phục”, ông Nguyễn Chí Tâm vui mừng chia sẻ.

Tính chung vùng ngọt huyện Trần Văn Thời, thực hiện Chỉ thị 09, các lực lượng và Nhân dân đã sử dụng cây gia cố tạm thời được 105 điểm, chiều dài 2.150 m; cắt, tỉa cây được hơn 170 tuyến đường, di dời hơn 50 trường hợp có bãi chứa vật liệu xây dựng nặng ven sông, kênh, rạch ra khỏi vị trí có nguy cơ sụt lún, sạt lở; di dời tài sản, vật nặng ra khỏi khu vực có nguy cơ sụt lún, sạt lở đất cao được hơn 450 trường hợp. “Kết quả đến nay, các tuyến đường bị sạt lở, sụt lún bước đầu được khắc phục tạm thời, phục vụ cho phương tiện xe 2 bánh tham gia lưu thông (dịch chuyển vào bên trong lộ đất đen), tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Ngoài ra, huyện tập trung chỉ đạo rà soát và phối hợp cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ Nhân dân thiếu nước ngọt, không để người dân thiếu nước sinh hoạt”, ông Nguyễn Minh Nhứt thông tin.

Nâng cao vai trò cấp uỷ

Ngọc Hiển là địa phương 4 bề sông, biển, phần lớn đời sống người dân dựa vào khai thác thuỷ sản, vì thế, nếu không quản lý tốt sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ. Lãnh đạo huyện Ngọc Hiển khẳng định, đã qua, việc quản lý đội tàu cá chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến quá trình phát triển không theo quy hoạch, tự phát, tạo ra áp lực khai thác thuỷ sản trên vùng biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng nguồn lợi hải sản, đời sống ngư dân và an sinh xã hội.

Ông Phạm Chí Hải, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, cho rằng, nguyên nhân là do có nơi cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan liên quan chưa thường xuyên, kịp thời quán triệt, triển khai nghiêm túc Luật Thuỷ sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến Nhân dân; ý thức của thuyền viên, hộ dân, các doanh nghiệp thu mua chưa nghiêm theo quy định; Cảng cá Rạch Gốc tuy được đầu tư nhưng khai thác chưa hiệu quả; ngoài ra còn một số hộ ngư dân không đất sản xuất, nghề nghiệp không ổn định và điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn... nên thường xuyên khai thác thuỷ sản trái phép.

Từ chỉ đạo của cấp ủy, huyện Ngọc Hiển quyết tâm hướng xóa bỏ nghề khai thác thủy sản tận duyệt, khai thác hiệu quả, an toàn, đúng quy định. Ảnh: Đáy hàng khơi - tuy đây là nghề truyền thống nhưng xét thấy không còn phù hợp, cần loại bỏ nhằm bảo vệ nguồn lợi phát triển.

Từ thực tế trên, ngay từ tháng 11/2023, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển ban hành Chỉ thị 12-CT/HU (Chỉ thị 12) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn. Chỉ thị nêu rõ, đến cuối quý III năm 2024, các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khai thác thuỷ sản theo quy định, không vi phạm các nghề, ngư cụ cấm khai thác thuỷ sản. Riêng đối với lưới kéo, đăng, đáy (đáy biển, đáy sông), te, xiệp... hiện đang khai thác trên địa bàn huyện, chậm nhất đến hết năm 2024 tất cả phải dừng hoạt động, tự tháo dỡ toàn bộ, các trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định. Ðối với các hộ dân đang có đáy biển và đáy sông, hướng dẫn người dân chuyển đổi sang các nghề và sử dụng ngư cụ khai thác phù hợp với vùng biển của huyện. Chỉ thị chỉ đạo kiên quyết về gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thị trấn Rạch Gốc là địa phương có đội tàu khai thác thuỷ sản lớn nhất huyện. Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho biết, từ chỉ đạo kỳ quyết của cấp uỷ, đơn vị đã tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ và Nhân dân. Cụ thể, đã triển khai được 9 cuộc, đồng thời lồng ghép triển khai tại các cuộc sinh hoạt chi bộ, tổ chức đoàn thể các khóm.

“Qua tuyên truyền tạo được sự đồng thuận của người dân. Theo đó, ý thức tự giác được nâng cao, người dân chủ động, tích cực ký cam kết không khai thác tận diệt, tiến hành giao nộp dụng cụ khai thác tận diệt, cũng như cam kết tháo dỡ hình thức khai thác tận diệt trên biển, trên sông”, ông Huỳnh Thanh Ðảm thông tin.

Toàn huyện Ngọc Hiển có 452 tàu cá lớn, 997 tàu từ 6 m đến dưới 12 m và nhiều tàu dưới 6 m; có 7.654 miệng đáy (đáy biển, đáy sông). Qua rà soát, có 556 hộ hành nghề đáy sông, đáy biển; 964 hộ làm nghề sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác thuỷ sản (đăng cua cá giống, te, cào, lú bát quái, lờ dây bát quái, dớn...); 153 hộ có khả năng sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện và các ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Qua tuyên truyền, vận động bước đầu, có 104 hộ trên địa bàn cam kết không kinh doanh mua bán, vận chuyển bộ công cụ kích điện, xung điện, chất nổ, chất độc, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản, 5 hộ đã tự nguyện tháo dỡ hàng đáy (xã Viên An Ðông) và xã Ðất Mũi đã ra quân tháo dỡ được 17 hàng đáy, đăng./.

 

Trần Nguyên

Bài cuối: Phải thật sự gần dân, sát cơ sở

 

Thị trấn mang tên một dòng sông

Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài cuối: Cần giải pháp căn cơ

Sản phẩm OCOP và các dự án khởi nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, tỉnh đã xác định nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hỗ trợ chủ thể OCOP từ việc hình thành, nâng hạng sản phẩm đến tiếp cận thị trường.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo

Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà tỉnh quan tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao trong những năm qua. Bằng những quyết sách thiết thực, sự huy động sức mạnh tổng hợp từ Mặt trận, đoàn thể, các cấp, các ngành, địa phương; bằng những giải pháp sinh kế hỗ trợ đúng, trúng, kịp thời, đã cơ bản giải được bài toán thoát nghèo và câu chuyện tái nghèo.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhiều khó khăn của chủ thể

OCOP và khởi nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và mỗi câu chuyện sản phẩm lại mang đến nhiều suy ngẫm cho cơ quan quản lý hỗ trợ vượt khó.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức

Thời gian qua, các ngành, các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ khởi nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP và khởi nghiệp.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.