ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 00:24:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dấu ấn trên đất Giồng Trôm

Báo Cà Mau Cách nay 40 năm, làng Moncada được định danh tại xã Lương Hoà (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) như mối “lương duyên” giữa Việt Nam - Cuba. Ðây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, được Nhà nước phong tặng danh hiệu xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1992.

Chúng tôi về lại xã Lương Hoà khi cơn mưa đầu mùa vừa tạnh, tắm mát miền quê sau những ngày hạn mặn. Anh Nguyễn Hoàng Minh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Lương Hoà, khoe: “Sau mưa đầu mùa, bà con sẵn sàng cho vụ mùa mới”. Câu chuyện làm tôi liên tưởng đến đất và người Lương Hoà không chùn bước, dù khó khăn, gian khổ vẫn hào sảng, kiên trung, bám trụ. Bởi, đây là vùng đất anh hùng. Khó tìm được mảnh đất nào trên quê hương miền Tây có 1/3 hộ gia đình được Nhà nước công nhận gia đình chính sách, có công với cách mạng (1.167/3.000 hộ), 117 người mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Ðại tướng Lê Văn Dũng (bìa trái), vị Ðại tướng người miền Nam của Quân đội Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần “thép” ở tuổi ngoài 80.

Mở đầu câu chuyện về đổi thay ở Lương Hoà, ông Trương Hoàng Hà, Bí thư Ðảng uỷ xã, liệt kê: “Năm 2020, xã có 281 hộ nghèo, nay chỉ còn 95 hộ, chiếm 3% dân số. Hiện xã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người 56 triệu đồng/năm và phấn đấu đạt 60 triệu đồng vào cuối năm 2025; hạ tầng giao thông đường bộ kết nối liên hoàn từ các khu, tuyến dân cư đến trung tâm xã, huyện; 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia an toàn; nhiều mô hình sản xuất bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, giúp người dân ổn định cuộc sống”.

Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lương Hoà, cho biết về những mô hình hiệu quả của riêng “những người lính Cụ Hồ”, đó là: phong trào nhận giúp đỡ hội viên khó khăn; hỗ trợ xây dựng nhà Mái ấm đồng đội; hỗ trợ vốn để hội viên cựu chiến binh sản xuất kinh doanh... Từ tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên cao (20%) vào năm 2012, đến nay, Lương Hoà không còn hội viên cựu chiến binh thuộc diện hộ nghèo. Sau ngày đất nước thống nhất, Ðảng bộ và Nhân dân Lương Hoà cùng quê hương Giồng Trôm anh hùng tập trung xây dựng địa phương từng bước vươn lên.

Ðất Lương Hoà còn có công trình biểu tượng hữu nghị Việt Nam - Cuba. Năm 1969, trên đất nước Cuba hình thành làng Bến Tre ở tỉnh Artemisa; đầu năm 1984, ở xã Lương Hoà thành lập làng Moncada. “Từ khi đặt tên xã Lương Hoà - làng Moncada, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân càng tự hào hơn về mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai quốc gia và hai dân tộc. Truyền thống tốt đẹp này luôn được Nhân dân nơi đây gìn giữ và phát huy”, ông Trương Hoàng Hà cho biết thêm.

Nhà lưu niệm làng Moncada ở xã Lương Hoà đưa vào hoạt động từ đầu năm 2024, thể hiện sự quan tâm về tình hữu nghị Việt Nam và Cuba.

Không những thế, từ năm 2022, các trường học trên địa bàn xã Lương Hoà được cấp trên đồng ý đổi tên, như các trường: Mầm non Lương Hoà đổi thành Mầm non Moncada; Tiểu học Lương Hoà nay là Tiểu học Moncada; THCS Lương Hoà thành THCS Moncada; cổng chào vào trung tâm xã cũng được gắn bảng: Xã văn hoá Lương Hoà - làng Moncada. Trước đó, năm 2010 phong trào treo ảnh Bác Hồ trong nhà cùng với ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Ðịnh và lãnh tụ Cuba Fidel Castro được Ðảng uỷ xã phát động, các hội, đoàn thể triển khai rộng khắp, Nhân dân hưởng ứng.

Từ năm 2022, các trường học trên địa bàn xã Lương Hoà đổi tên thành Trường Moncada.

Xã Lương Hoà - làng Moncada, hai địa danh cách mạng ở hai đất nước anh hùng cách nhau nửa vòng trái đất nhưng chung tinh thần anh dũng, bất khuất. Ngày nay, xã Lương Hoà - làng Moncada, ở huyện Giồng Trôm bứt phá vươn lên, góp sức cùng đất và người Bến Tre xây dựng quê hương giàu đẹp. Xã Lương Hoà hiện có 6 ấp, trên 3 ngàn hộ dân với gần 12 ngàn khẩu, được công nhận xã văn hoá năm 2011, đang nỗ lực về đích nông thôn mới vào cuối năm 2025.

Bến Tre sở hữu những con đường lớn và đẹp nằm quanh co dưới tán dừa xanh thẳm. Ðó là chưa kể đến những công trình cầu kết nối xứ dừa với các vùng đất khác. Ðất Chín Rồng vực dậy bởi 9 công trình cầu thế kỷ, riêng Bến Tre sở hữu 3, đó là: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên... hiện tại, dự án cầu Rạch Miễu 2 dần hình thành. Ðất Bến Tre cũng như bao miền khác ở đồng bằng sông Cửu Long, trên 300 năm tuổi, người dân cần cù, chịu khó, hiếu học.

Về Bến Tre chuyến này, còn được nghe những câu chuyện “đất tướng”, bởi đúc kết lại từ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, Bến Tre có 25 vị tướng lĩnh Quân đội Nhân dân. Trong đó có Ðại tướng Lê Văn Dũng, người xã Phong Mỹ (huyện Giồng Trôm) là Ðại tướng đầu tiên người Nam Bộ; người con gái Nguyễn Thị Ðịnh, xã Lương Hoà, vượt biển từ Nam ra Bắc để báo cáo với Bác Hồ về tình hình Nam Bộ và xin vũ khí về kháng Pháp. Từ đó, mở ra con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển cho kháng chiến chống Mỹ sau này. Bà cũng là vị nữ tướng đầu tiên của nước ta khiến thế giới nghiêng mình thán phục. Lịch sử của đất nước, của địa phương bao giờ cũng xây bằng thành quả của những tập thể, những cá nhân nổi bật, những tấm gương chiến đấu anh dũng, mưu trí, lập nên những chiến công hiển hách./.

 

Phong Phú - Phúc Danh

 

Thu hút vốn FDI cho các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất: Nhu cầu bức thiết cho tăng trưởng nhanh

Thực tiễn đã chứng minh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu long (ÐBSCL) vừa hợp nhất. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại công tác thu hút vốn FDI, khi đồng vốn này tham gia vào phát triển các thế mạnh về kinh tế của vùng ÐBSCL còn khá khiêm tốn và chưa tạo được “sức bật” lớn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Với điều kiện sinh thái đặc thù, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước (DLSN). Thế mạnh này sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn khi các tỉnh hợp nhất trong điều kiện tương đồng về lợi thế. Song, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng gắn với tái cấu trúc các sản phẩm du lịch để tạo ra “cú huých” bằng chính bản sắc đặc trưng.

Chọn thuỷ sản làm khâu đột phá

Thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lâu nay và dự báo trong tương lai gần vẫn phải dựa vào trụ cột nông nghiệp. Nhưng đó phải là nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH).

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.