ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 10:25:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

An ninh nguồn nước đe doạ đồng bằng sông Cửu Long

Báo Cà Mau Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I/2024 đạt mức cao, gần 2,2 triệu tấn. Theo thông tin từ Bộ Công thương, nhu cầu thị trường thế giới tăng, đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức bình quân hơn 529 USD/tấn (tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2023). Riêng tháng 3/2024, Việt Nam lập kỷ lục mới về xuất khẩu hơn 1,1 triệu tấn gạo.

Những tín hiệu vui của ngành xuất khẩu gạo đang thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) tiến đến xu thế hội nhập mới. Song song đó, vấn đề an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của toàn vùng đang là vấn đề lớn được Chính phủ, bộ, ngành và các chuyên gia quan tâm sâu sắc.

Tín hiệu vui từ xuất khẩu gạo

Tại Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới, vừa được Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND TP Cần Thơ tổ chức tại huyện Phong Ðiền, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhận định về thị trường thương mại gạo toàn cầu năm 2024: “Việt Nam đối mặt với những thách thức như nguồn cung gạo toàn cầu giảm do tiếp tục chịu tác động từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số thị trường: Ấn Ðộ, UAE, Nga và hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu ở nhiều khu vực. Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị còn diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến xuất khẩu gạo Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024”.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam quý I/2024 đạt kết quả tích cực: tăng 17,6%; chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, khi chiếm 46,4% tổng lượng và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; Indonesia đứng thứ 2 và kế tiếp là Malaysia.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, cho rằng: “Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều thách thức. Chiến lược đa dạng hoá thị trường hạn chế, xuất khẩu gạo có dấu hiệu chưa bền vững; còn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống”.

Ðể xuất khẩu gạo mang tính bền vững, ông Sơn cho biết thêm: “Bộ Công thương tiếp tục tháo gỡ khó khăn thị trường, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại. Linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa hình thức truyền thống và trực tuyến nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống như: Indonesia, khu vực châu Phi, Trung Quốc”.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng đề nghị: “Bộ NN&PTNT chủ động theo dõi sát tình hình, kịp thời nắm bắt thông tin để cung cấp đầy đủ, chính xác về diễn biến thị trường lúa, gạo. Chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận về kiểm dịch thực vật, quy định kỹ thuật về chất lượng lúa, gạo để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam”.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thẳng thắn: “Ngành lúa, gạo Việt Nam cần nghiên cứu chủ động tìm kiếm, mở rộng, nhằm đa dạng hoá thị trường, tránh lệ thuộc; tận dụng khu vực thị trường mới như: châu Mỹ (Peru, Mexico), EU... bảo đảm xuất khẩu hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới”.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2023 được đánh giá là năm thành công lớn của ngành lúa gạo Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu 8,13 triệu tấn. Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là châu Phi, châu Âu.

Gia tăng mối lo về nguồn nước

Việt Nam có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo, sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ÐBSCL. Tổng khối lượng gạo hàng hoá cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng ÐBSCL năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt là vấn đề quan ngại nhất hiện nay ở vùng.

Cống T29 ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng sản xuất nông nghiệp huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Nguồn nước mặt ở ÐBSCL phụ thuộc vào thượng nguồn sông Mê Kông. Vì vậy, các hoạt động khai thác phía thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Song song đó, nguồn nước mặt phân bố không đồng đều, ÐBSCL đang chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn”.

Về giải pháp lâu dài, các địa phương ÐBSCL khi đầu tư phát triển các ngành phải tuân thủ quy hoạch liên quan đến toàn vùng. Trong đó, đặc biệt lưu ý định hướng phát triển các ngành phù hợp với vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt của vùng ÐBSCL, được chỉ ra trong các quy hoạch và Nghị quyết số 120 của Chính phủ.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Ðại học Cần Thơ: “Giải pháp sống còn cho vấn đề nguồn nước ở ÐBSCL là tập trung cắt giảm các sản xuất công nghiệp có mức xả thải cao. Bên cạnh đó, tăng cường pháp chế liên quan kiểm soát nguồn nước; thường xuyên theo dõi các vấn đề nước xuyên biên giới trên lưu vực và tăng cường bảo tồn nguồn nước; sử dụng nước hợp lý, chia sẻ thông tin nguồn nước rộng rãi, hiện đại hoá hệ thống quan trắc nguồn nước”.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Ðại học Cần Thơ, diễn giải về thực trạng báo động nguồn nước ở ÐBSCL hiện nay.

Hiện nguồn nước ở ÐBSCL đối diện với 7 thách thức: biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chuỗi đập thuỷ điện ở thượng nguồn, chuyển nước sông Mê Kông qua nơi khác, khai thác tài nguyên nước quá mức, thay đổi sử dụng đất và mâu thuẫn dùng nước, suy giảm chất lượng môi trường đất - nước, hiệu quả sử dụng nước rất thấp. Những thách thức này đẩy ÐBSCL vào nguy cơ suy giảm dòng chảy, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT, nhận định: “Tài nguyên nước mặt của vùng ÐBSCL đến chủ yếu từ dòng chảy sông Mê Kông. Lượng nước này đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi các công trình thuỷ điện thượng nguồn. Ảnh hưởng nghiêm trọng từ nước ngọt thượng nguồn, vùng đang đối diện với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng ở một số địa phương: Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau... Hiện trạng này dẫn tới những hệ luỵ như: mất mùa, khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất...”.

Theo các chuyên gia, ÐBSCL là vùng sông nước mênh mông, nhưng lại tồn tại nghịch lý thiếu nước ngọt trầm trọng. Hiện có khoảng 18 triệu dân, tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia chỉ đạt hơn 60%. Nguồn nước chính cung cấp cho các nhu cầu được lấy từ các sông rạch (thông qua các nhà máy nước để cung cấp nước sinh hoạt), nước mưa, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu.

Cơ hội mở ra cho ngành xuất khẩu gạo và những thách thức trong chủ động nguồn nước vùng ÐBSCL đang là vấn đề bức bách, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho giới chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhằm đưa quy hoạch, phát triển vùng bền vững theo tinh thần “thuận thiên” của Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ đề ra./.

 

Phong Phú - Phúc Danh

 

Thu hút vốn FDI cho các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất: Nhu cầu bức thiết cho tăng trưởng nhanh

Thực tiễn đã chứng minh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu long (ÐBSCL) vừa hợp nhất. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại công tác thu hút vốn FDI, khi đồng vốn này tham gia vào phát triển các thế mạnh về kinh tế của vùng ÐBSCL còn khá khiêm tốn và chưa tạo được “sức bật” lớn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Với điều kiện sinh thái đặc thù, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước (DLSN). Thế mạnh này sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn khi các tỉnh hợp nhất trong điều kiện tương đồng về lợi thế. Song, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng gắn với tái cấu trúc các sản phẩm du lịch để tạo ra “cú huých” bằng chính bản sắc đặc trưng.

Chọn thuỷ sản làm khâu đột phá

Thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lâu nay và dự báo trong tương lai gần vẫn phải dựa vào trụ cột nông nghiệp. Nhưng đó phải là nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH).

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.