ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 16:52:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh thu hút đầu tư vào kinh tế biển

Báo Cà Mau Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau không chỉ mang trong mình vị trí địa lý đặc biệt mà còn sở hữu tiềm năng vượt trội trong phát triển kinh tế biển. Những năm gần đây, với định hướng đúng đắn từ lãnh đạo tỉnh và quyết tâm thu hút đầu tư bền vững, Cà Mau đang từng bước chuyển mình trở thành điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cà Mau sở hữu đường bờ biển dài hơn 254 km, tiếp giáp cả biển Ðông lẫn Vịnh Thái Lan, cùng vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi này đã tạo nên lợi thế to lớn cho tỉnh trong phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế biển như: nuôi và khai thác thuỷ sản, cảng biển, dịch vụ logistics, năng lượng tái tạo và du lịch sinh thái biển.

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 và Quy hoạch vùng ÐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Cà Mau được định hướng là trung tâm tiểu vùng ven biển, trung tâm năng lượng và chế biến thuỷ sản của vùng, đồng thời là trung tâm du lịch sinh thái và dịch vụ dầu khí quốc gia.

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 và Quy hoạch vùng ÐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Cà Mau được định hướng là trung tâm tiểu vùng ven biển, trung tâm năng lượng và chế biến thuỷ sản của vùng, đồng thời là trung tâm du lịch sinh thái và dịch vụ dầu khí quốc gia.

Ông Ngô Văn Huynh, Phó giám đốc Sở Tài chính, cho biết, với vị trí cửa ngõ phía Nam đất nước, Cà Mau là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi bậc nhất để phát triển kinh tế biển. Không chỉ có trữ lượng thuỷ sản phong phú, tỉnh còn có dư địa rất lớn để phát triển các lĩnh vực, như cảng nước sâu, năng lượng sạch và du lịch biển, đảo.

Ðặc biệt, tôm là mặt hàng chiến lược của tỉnh. Cà Mau hiện dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, với hơn 300.000 ha canh tác, đóng góp khoảng 40% sản lượng tôm xuất khẩu toàn quốc. Ðây là nền tảng vững chắc để ngành chế biến thuỷ sản phát triển ổn định, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực thực phẩm xuất khẩu và công nghệ nuôi biển.

Hệ thống cảng cá, khu neo đậu và hậu cần nghề cá đang tiếp tục được đầu tư mở rộng.

Hệ thống cảng cá, khu neo đậu và hậu cần nghề cá đang tiếp tục được đầu tư mở rộng.

Ðể hiện thực hoá mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống giao thông, cảng biển và hạ tầng năng lượng. Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, thuộc trục Bắc - Nam phía Đông đang được khẩn trương triển khai. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian kết nối giữa Cà Mau với các trung tâm kinh tế lớn như: TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và vùng Ðông Nam Bộ.

Cảng Hòn Khoai được quy hoạch thành cảng nước sâu cấp quốc gia, đang mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong phát triển logistics, thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng khu vực. Cùng với đó, hệ thống cảng cá, khu neo đậu và hậu cần nghề cá đang tiếp tục được đầu tư mở rộng.

Tỉnh đang đề xuất phát triển cụm đảo Hòn Khoai thành vùng kinh tế trọng điểm gắn với quốc phòng - an ninh, trong đó Cảng nước sâu Hòn Khoai sẽ giữ vai trò trung tâm xuất khẩu và trung chuyển quốc tế (Ảnh: Một góc Hòn Khoai)

Tỉnh đang đề xuất phát triển cụm đảo Hòn Khoai thành vùng kinh tế trọng điểm gắn với quốc phòng - an ninh, trong đó Cảng nước sâu Hòn Khoai sẽ giữ vai trò trung tâm xuất khẩu và trung chuyển quốc tế.

Về năng lượng, Cà Mau là một trong những trung tâm điện khí lớn của cả nước, với cụm Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau đã vận hành ổn định nhiều năm. Hiện nay, tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí LNG. Ông Ngô Văn Huynh nhận định, các dự án năng lượng sạch đang được triển khai tích cực, hứa hẹn đưa Cà Mau trở thành cứ điểm sản xuất điện tái tạo quan trọng tại miền Nam.

Xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển, tỉnh không ngừng cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, tinh gọn bộ máy và tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng. Ông Huynh cho biết, tỉnh cam kết hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư trong tiếp cận đất đai, thủ tục pháp lý, tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Cà Mau ban hành nhiều chính sách ưu đãi đặc thù cho các dự án kinh tế biển: miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng, bố trí đất sạch tại khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển. Ðội ngũ lao động trẻ, hệ thống đào tạo nghề đang được nâng cấp là yếu tố cộng hưởng giúp nhà đầu tư an tâm khi triển khai dự án.

Theo quy hoạch năng lượng, tiềm năng điện tái tạo của Cà Mau ước đạt 12.000 MW. Hiện đã có 14 dự án điện gió được chấp thuận chủ trương đầu tư (tổng công suất 800 MW), cùng hơn 1.200 công trình điện mặt trời mái nhà (trên 110 MWp). Chính phủ cũng đã chấp thuận xây dựng đề án xuất khẩu điện năng từ Cà Mau, một đòn bẩy quan trọng để đưa tỉnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng năng lượng quốc tế.

Ngoài năng lượng, du lịch biển, đảo đang trở thành hướng đi mới. Các điểm đến như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, rừng U Minh Hạ hay cụm đảo Hòn Khoai... đang được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm văn hoá bản địa.

Với lợi thế tự nhiên độc đáo, vị trí địa lý chiến lược, hạ tầng ngày càng hoàn thiện và môi trường đầu tư minh bạch, Cà Mau đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển.


Cà Mau hiện được xác định là một trong những địa phương có vai trò chiến lược trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 và Quy hoạch vùng ÐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Cà Mau được định hướng là trung tâm tiểu vùng ven biển, trung tâm năng lượng và chế biến thuỷ sản của vùng, đồng thời là trung tâm du lịch sinh thái và dịch vụ dầu khí quốc gia.

Các dự án lớn đang và sắp triển khai tại Cà Mau bao gồm: tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (hoàn thành năm 2025), cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và tuyến đường kết nối ra đảo Hòn Khoai. Ngoài ra, tỉnh đang đề xuất phát triển cụm đảo Hòn Khoai thành vùng kinh tế trọng điểm gắn với quốc phòng - an ninh, trong đó Cảng nước sâu Hòn Khoai sẽ giữ vai trò trung tâm xuất khẩu và trung chuyển quốc tế.


Hồng Phượng

 

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Ðẩy mạnh thu hút đầu tư vào kinh tế biển

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau không chỉ mang trong mình vị trí địa lý đặc biệt mà còn sở hữu tiềm năng vượt trội trong phát triển kinh tế biển. Những năm gần đây, với định hướng đúng đắn từ lãnh đạo tỉnh và quyết tâm thu hút đầu tư bền vững, Cà Mau đang từng bước chuyển mình trở thành điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...