ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 02:28:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể kinh tế rừng tạo đột phá

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau có tiềm năng, thế mạnh về phát triển lâm nghiệp và có sức cạnh tranh lớn về kinh tế rừng. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp, đời sống người dân ở lâm phần vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại và thách thức, cần thêm động lực đầu tư của doanh nghiệp để kinh tế rừng đột phá.

Tỉnh có diện tích rừng được quy hoạch lên đến trên 140.000 ha, trong đó, có hơn 94.380 ha rừng tập trung. Ðây là cơ sở để có thể khẳng định kinh tế lâm nghiệp là thế mạnh, tiềm năng mang về giá trị kinh tế cao cho người dân trên địa bàn tỉnh. Rừng được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với việc bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng… mà đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tiềm năng, lợi thế là vậy, nhưng giá trị thực chất từ rừng mang lại cho kinh tế toàn tỉnh, cho người dân trong lâm phần thời gian qua còn rất khiêm tốn. Trong tổng giá trị hơn 14.243 tỷ đồng mà ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2022 thì giá trị trên lĩnh vực lâm nghiệp chỉ khoảng 1.295 tỷ đồng (giá trị lâm sản đạt trên 287 tỷ đồng). Trong khi đó, nếu so sánh với cả nước thì năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất của ngành gỗ trong 15 năm qua nhưng vẫn đạt con số 17,1 tỷ USD (trong tổng kim ngạch xuất khẩu 53,22 tỷ USD ở lĩnh vực nông nghiệp). Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,36%, thì trong đó lĩnh vực lâm nghiệp tăng cao nhất với 6,13%, nông nghiệp tăng 2,88%, thuỷ sản tăng 4,43%.

Cây tràm từ rừng vùng U Minh hiện nay chủ yếu bán để làm cừ phục vụ xây dựng.

Từ những con số trên có thể thấy, lâm nghiệp là lĩnh vực mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước chứ không phải là thuỷ sản. Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đánh giá, qua rà soát, lâm nghiệp đang là lĩnh vực còn rất nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc. Sự tăng trưởng và phát triển của ngành lâm nghiệp cả nước chủ yếu dựa vào công nghiệp chế biến, thậm chí nhiều công ty nhập khẩu gỗ để chế biến, xuất khẩu, tạo ra giá trị gia tăng. Ðối với Cà Mau, theo quy hoạch toàn tỉnh có đến hơn 140.000 ha rừng, nhưng thời gian qua chủ yếu là hầm than, làm cừ phục vụ xây dựng. Do đó, giá thành sản phẩm gỗ thấp, thậm chí có thời điểm không bán được, nhất là khu vực rừng đước, đời sống người dân trong lâm phần còn nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, đời sống người dân trong lâm phần đã được cải thiện đáng kể, nhất là khu vực rừng tràm. Tuy vậy, lâm phần vẫn là nơi mà người dân còn rất nhiều khó khăn so với các khu vực khác. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Ngân, ấp Mai Hoa, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, chia sẻ, cách đây hơn 1 năm gia đình được phép khai thác 1 ha rừng trồng 15 năm tuổi. Do thời điểm khai thác, giá cây rừng giảm thấp nên sau khi trừ tất cả chi phí chỉ thu về gần 90 triệu đồng. Như vậy, tính ra 1 ha rừng mỗi năm chỉ mang về khoảng 6 triệu đồng, con số này là quá thấp so với các loại cây trồng, vật nuôi khác. Ðiều này khiến đời sống người dân nơi đây còn khó khăn dù nắm trong tay vài héc-ta đất. “Người dân ở đây chủ yếu dựa vào con tôm, con cua dưới tán rừng, chứ không kỳ vọng quá nhiều vào cây rừng”, ông Ngân bộc bạch.

Cây rừng chưa mang về giá trị và thu nhập cao cho người dân nên tình trạng người dân lén lút chặt tỉa rừng để phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn diễn ra. Trong năm 2022, các đơn vị chức năng đã phát hiện 90 vụ vi phạm liên quan đến các quy định trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, vận chuyển lâm sản trái phép…

Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện đời sống người dân trong lâm phần. Thời gian qua trong cả nước, chính sách này đang phát huy hiệu quả khi trong năm 2022 thu trên 3.600 tỷ đồng. Ông Ðỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định, năm 2023 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn cho ngành gỗ. Do đó, bên cạnh các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành gỗ sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo hướng cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể (net zero).

Theo định hướng đến năm 2030, ngành lâm nghiệp tập trung phát triển mạnh mô hình chuỗi lâm nghiệp, để khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu giữa biên độ rừng trồng và chế biến sâu, tức trồng rừng đi đôi với chế biến sâu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, ông Lập nhận định, cần đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, nhất là các doanh nghiệp lớn, đầu tư từ nước ngoài vào phát triển rừng. Chỉ có hình thành được chuỗi lâm nghiệp mới có tính chất bền vững và hình thành được thị trường Hyro Cacbon trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất rừng bình quân 5%/năm; giá trị gia tăng bình quân đạt 4%/năm; năng suất rừng trồng đạt bình quân 30 m3/ha/năm; diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 10.000 ha… Ðó là những mục tiêu mà ngành lâm nghiệp tỉnh Cà Mau đã đặt ra.

Thiếu nhà máy chế biến nên rừng trồng của tỉnh chủ yếu bán gỗ, chưa có sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao.

Ðể đạt được những mục tiêu này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị có liên quan quyết liệt triển khai hoàn thành việc sắp xếp hai công ty lâm nghiệp, hiện nay Cà Mau là tỉnh đang đi sau nhất trong thực hiện nhiệm vụ này. Ðồng thời, nghiên cứu việc thí điểm thu đất, giao đất và cả giao khoán đất cho dân trong quá trình thực hiện sắp xếp. Ðặc biệt, quan tâm đầu tư phát triển việc chế biến trên lĩnh vực lâm nghiệp thông qua thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp trên lĩnh vực lâm nghiệp để tăng giá trị rừng, nâng cao thu nhập của người dân trong lâm phần.

Tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhất là những khu vực nhạy cảm về môi trường. Áp dụng cơ giới và biện pháp kỹ thuật tiên tiến, trồng rừng tập trung thâm canh gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao phục vụ phát triển ngành chế biến sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái và kinh tế dưới tán rừng...

Ðó là những quyết sách mà tỉnh đã đưa ra để phát triển lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng; góp phần phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.


Trong kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trên lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh xác định chuyển đổi từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh gỗ lớn với diện tích 25.000 ha khu vực U Minh Hạ. Ðối với khu vực rừng ngập mặn, tập trung phát triển mô hình rừng tôm bền vững theo hướng chứng nhận tôm sinh thái (hữu cơ) tiêu chuẩn quốc tế, với diện tích 38.000 ha. Ðẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia.


 

Nguyễn Phú

 

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Khoa học - công nghệ nền tảng cho sản xuất và đời sống

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng trong sản xuất, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, KH&CN không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản phẩm nông, thuỷ sản Cà Mau được nhiều đối tác lớn quan tâm

Ngày 18/11, bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11 vừa qua), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Sài Gòn Coop, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.

Phương kế giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đặc biệt là thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế bền vững, từ đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Phụ nữ Khánh Hải giảm nghèo

Tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, các phong trào thi đua được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã triển khai sâu rộng đến từng chi, tổ hội và từng đối tượng phụ nữ với nhiều nội dung, hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.

Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, song không phải hộ dân nào cũng đủ điều kiện để đầu tư và cải thiện điều kiện thiết yếu này. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QÐ-TTg (Quyết định 10) về tín dụng cho chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), có hiệu lực từ ngày 2/9/2024. Quyết định này được đông đảo người dân đón nhận với sự phấn khởi, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để cải thiện chất lượng sống.

Kiến nghị tăng nguồn vốn uỷ thác địa phương

Đến ngày 30/9, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác là 297 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh là 256 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện, thành phố là 38 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 3 tỷ đồng.

Ðồng hành vì mục tiêu chung

Ðối mặt tình hình kinh tế khó khăn, song nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh vẫn luôn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.