ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:44:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài 2: Khi quyền lợi lao động bị “chiếm dụng”

Báo Cà Mau (CMO) Bên cạnh những thành công đáng khích lệ, việc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLÐ) cũng tồn tại không ít hạn chế. Ðáng nói là tình trạng người sử dụng lao động (NSDLÐ) chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLÐ.

Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận số tiền nợ đọng BHXH trên 177 tỷ đồng, chiếm 5,3%, trong đó nợ dưới 3 tháng không tính lãi là 30,2 tỷ đồng, nợ trên 3 tháng tính lãi là 85,4 tỷ đồng, cao hơn chỉ tiêu được giao 3,83%. Trong đó, có 10 doanh nghiệp (DN) nợ kéo dài từ nhiều năm liền không khả năng thanh toán với số tiền 93,9 tỷ đồng (nợ gốc trên 60 tỷ đồng, lãi trên 33 tỷ đồng).

Mặc dù thời gian qua BHXH tỉnh đã khởi kiện, Tổ công tác liên ngành của tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam đã khảo sát, kiểm tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra nhưng các DN này không có khả năng thanh toán. Từ đó, nhiều NLÐ bị thiệt thòi vì không được hưởng các quyền lợi do DN nợ bảo hiểm.

Hiện nay, các cấp, các ngành đẩy mạnh truyền thông để tăng đối tượng tham gia  BHXH, BHYT, góp phần giảm gánh nặng cho người lao động. 

Công ty Cadovimex tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân nợ BHXH kéo dài từ năm 2013 đến nay với số tiền 22,7 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc 12,4 tỷ đồng và tiền lãi là 10,3 tỷ đồng. Mặc dù BHXH tỉnh khởi kiện, Thanh tra Chính phủ thanh tra nhưng từ đó đến nay Công ty Cadovimex vẫn không có khả năng khắc phục được nợ BHXH, BHYT, BHTN. Nhiều lao động của công ty ốm đau, thai sản nhưng không giải quyết được các chế độ cũng như hưởng BHTN, hay lao động đến tuổi nghỉ hưu cũng rất khó khăn trong việc giải quyết chế độ BHXH.

Bà Ứng Thị Chấn, công nhân Công ty Cadovimex, ngụ Khóm 2, thị trấn Cái Ðôi Vàm, chia sẻ: "Tôi làm ở công ty đã được 30 năm nhưng công ty mới đóng bảo hiểm được 25 năm. 2 năm nữa tôi sẽ nghỉ hưu nhưng công ty vẫn còn thiếu 5 năm đóng BHXH, tôi đang lo lắng khi nghỉ thì tôi sẽ không nhận được lương hưu".

Tình cảnh của ông Nguyễn Văn Tèo cũng không khá hơn. Theo ông Tèo, trước đây ông làm tại bộ phận thống kê, tham gia bảo hiểm năm 2002 đến cuối năm 2019, nhưng Công ty Cadovimex chỉ đóng bảo hiểm tới năm 2013, còn lại công ty nợ đến giờ. Trong thời gian công ty nợ, NLÐ nhiều lần gởi đơn yêu cầu, BHXH tỉnh đã trao đổi với NLÐ và nhiều lần yêu cầu Công ty Cadovimex giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có động thái tích cực.

“Ðược tuyên truyền nên chúng tôi hiểu và tham gia BHXH đúng theo quy định, thế nhưng NSDLÐ lại chây ì trốn đóng BHXH cho NLÐ. Thời gian qua, dù các cơ quan chức năng có liên quan nhiều lần kiểm tra nhưng thực trạng này vẫn còn tồn tại. Rất nhiều NLÐ làm ở Công ty Cadovimex không được đóng đầy đủ BHXH, và cuối cùng thì chính NLÐ chịu thiệt thòi, không biết đòi ai!”, ông Nguyễn Văn Tèo xót xa.

NLĐ nhận lương hưu, nguồn thu nhập chính giúp họ ổn định cuộc sống.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Hằng, ông Nguyễn Thành Quân từng là công nhân của Công ty Cadovimex cũng rơi vào tình cảnh công ty không đóng đầy đủ BHXH. Bà Hằng phân trần, hồi đó giờ làm đợi khi già nhận lương hưu với mong muốn cuộc sống sau này sẽ ổn định. Thế nhưng, công ty cho nghỉ việc mà lại không giải quyết các chế độ chính sách cho NLÐ.

Ông Nguyễn Thành Quân, làm tại Công ty Cadovimex từ tháng 6/1989; đến tháng 10/2021 công ty cho nghỉ dưỡng sức. Thế nhưng, công ty chỉ đóng bảo hiểm cho ông Quân đến tháng 5/2013. Tháng 9/2021, ông Quân làm đơn xin nghỉ việc và được lãnh đạo công ty hứa sẽ giải quyết đầy đủ chế độ chính sách nhưng tới nay chỉ là lời hứa.

“Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng xem xét, đôn đốc, nhắc nhở Công ty Cadovimex tạo điều kiện đóng đầy đủ bảo hiểm cho NLÐ để khi nghỉ hưu nhận được lương hưu dưỡng già. Hiện nay cả hai vợ chồng tôi đều đã hết tuổi lao động, không có con, không có tư liệu sản xuất; sau khi nghỉ việc, nếu không có tiền hưu thì hết sức khó khăn!”, ông Nguyễn Thành Quân bức xúc.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Hằng, ông Nguyễn Thành Quân từng là công nhân của Công ty Cadovimex đang trong tình cảnh khó khăn do công ty không đóng đầy đủ BHXH.

Theo Báo cáo số 543/BC-SLÐTBXH, ngày 22/11, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị nợ chưa thực hiện kết luận thanh tra, đơn cử như Công ty TNHH XD Quang Tiền với số nợ chưa thanh toán trên 4 tỷ đồng; Công ty TNHH May mặc xuất nhập khẩu Gia Bảo số nợ chưa thanh toán trên 963 triệu đồng; Công ty TNHH Thuỷ sản Trọng Nhân nợ trên 735 triệu đồng; Công ty CP Chế biến Thuỷ sản XNK Hoà Trung nợ trên 2 tỷ đồng (bao gồm nợ BHXH, BNTN, BHYT)...

Thực tế tại tỉnh Cà Mau thời gian qua cho thấy, nợ bảo hiểm trong DN thực sự là nỗi lo. Một số DN gặp khó khăn, giải thể, phá sản, nhưng không hoàn tất nghĩa vụ bảo hiểm đã gây thiệt thòi đến quyền lợi NLÐ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Ðiều đáng lo hơn là khả năng cải thiện tình hình không cao. Bởi khi được cơ quan BHXH đề nghị chuyển tiền nợ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho NLÐ và chốt sổ hưởng BHTN theo quy định của Luật BHXH, thì DN mong muốn được cơ quan bảo hiểm giải quyết cho NLÐ, cam kết sẽ “trả nợ sau” và đề nghị này không thể được chấp nhận.

Qua những tác động từ nhiều phía, các DN này có thể phục hồi sản xuất kinh doanh và có thể thực hiện “lời hứa” trả nợ bảo hiểm cho NLÐ, nhưng một điều chắc chắn là ngay bây giờ NLÐ đang phải đối mặt với nỗi lo kép. Ðó là mất việc và khó nhận được nguồn tiền chính sách bảo hiểm theo luật định./.

 

Hồng Phượng - Thanh Phương

BÀI CUỐI: ÐỒNG BỘ NHIỀU GIẢI PHÁP

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.