ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 11:06:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể vụ lúa - tôm năm nay thắng lợi

Báo Cà Mau Ðể chủ động mùa vụ sản xuất lúa - tôm, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trong sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa thông báo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho sản xuất lúa - tôm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Theo đánh giá của ngành chức năng, từ tháng 10-12/2024, hiện tượng ENSO duy trì ở trạng thái La Nina với xác suất 80-90% và có khả năng kéo dài sang các tháng đầu năm 2025. Tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-20%, mưa lớn diện rộng trong tháng 10, nửa đầu tháng 11, mùa mưa kết thúc khả năng vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

Sau khi mùa mưa kết thúc, vẫn còn nhiều ngày xuất hiện mưa trái mùa trong những tháng mùa khô cuối năm 2024, đầu năm 2025. Mùa mưa bão có khả năng kết thúc muộn, đến những tháng cuối năm vẫn có khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông. Cần đề phòng những cơn bão, ATNÐ có khả năng di chuyển vào khu vực biển và đất liền khu vực Nam Bộ.

Từ tháng 10, mực nước trên các sông, rạch đạt giá trị cao nhất trong năm và ở mức tương đương cùng thời kỳ 2024. Mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hoá ở mức cao, tuy nhiên cần chủ động tích trữ nước trước khi mùa mưa kết thúc.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cảnh báo, phải đề phòng trong cơn dông kèm theo lốc xoáy, sấm sét và gió giật mạnh xuất hiện nhiều với cường độ mạnh, có thể gây thiệt hại cho cây trồng. Ðề phòng những đợt gió mùa Tây Nam mạnh gây thời tiết nguy hiểm trên biển và mưa lớn diện rộng trên đất liền trong tháng 10, nửa đầu tháng 11.

Nông dân áp dụng ném mạ vụ lúa - tôm đối với vùng đất trũng, không bằng phẳng. (Ảnh minh hoạ).

Ðể chủ động trong sản xuất, lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho sản xuất lúa - tôm năm 2024 được hướng dẫn cụ thể như sau:

Bố trí lịch thời vụ xuống giống: Từ ngày 20/8-30/9/2024, thu hoạch vào giữa tháng 12/2024 đến giữa tháng 1/2025.

Phương pháp xuống giống: Sạ gát (hạt giống ngâm, ủ từ 24-30 giờ) áp dụng cho vùng đất gò, cao, tương đối bằng phẳng, đất được xới, trục, ít cỏ dại, bơm tháo nước tốt rửa mặn.

Cấy, ném: Áp dụng cho vùng đất bị trũng khó tháo nước, hoặc đất không bằng phẳng, làm mạ trước khi cấy, ném 17-20 ngày đối với nhóm lúa ngắn ngày và khoảng 25-30 ngày đối với nhóm lúa mùa.

Ông Quân lưu ý, người dân cần kiểm tra độ mặn trong ruộng thường xuyên, nhất là thời điểm chuẩn bị xuống giống, chỉ gieo sạ hoặc cấy, ném mạ khi độ mặn trong ruộng thấp dưới 2%, để đảm bảo lúa phát triển bình thường.

Về cơ cấu giống lúa, chọn giống lúa cao sản đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận, giống thích ứng với điều kiện phèn mặn, năng suất cao, chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhóm giống lúa chất lượng cao, gồm các giống: OM5451, OM18, CAMAUI, Hương Châu 6... Nhóm giống lúa thơm đặc sản, gồm các giống: ST24, ST25, Ðài thơm 8... Nhóm giống lúa chất lượng trung bình, gồm các giống: OM2517, BTE1, OM576 (Hầm trâu, siêu Hầm trâu)...

Riêng đối với những vùng quá khó khăn, đất đai trũng thấp, nhiễm phèn, chưa có điều kiện chuyển đổi sang các giống ngắn ngày, có thể sử dụng các giống lúa mùa địa phương để canh tác, như: Một bụi đỏ, Một bụi trắng, Một bụi bờ đìa...

 “Cần bố trí thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng, tiểu vùng cụ thể, đặc biệt phải tổ chức sản xuất tập trung cho các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa hữu cơ. Tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi giống lúa mùa địa phương dài ngày (Một bụi đỏ, Một bụi trắng...) sang giống lúa cao sản ngắn ngày để rút ngắn thời vụ nhằm giảm thiệt hại cuối vụ khi có hạn hán, xâm nhập mặn, chỉ gieo cấy ở những vùng quá khó khăn chưa thể chuyển đổi. Ðể đảm bảo rửa mặn triệt để, đề nghị các địa phương khuyến cáo nông dân cắt vụ nuôi tôm, tranh thủ tháo nước rửa mặn liên tục khi có mưa”, ông Quân lưu ý./.

 

Kim Cương

 

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Chống thất thu thuế lĩnh vực vật liệu xây dựng

Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh: "Cà Mau là địa phương không có mỏ cát, đá. Vì vậy, để xây dựng công trình, các doanh nghiệp (DN) phải mua cát, đá từ các DN tỉnh ngoài hoặc mua trực tiếp từ mỏ của DN được phép khai thác. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều năm qua các DN được phép khai thác mỏ cát, đá thực hiện không đúng quy định về lập hoá đơn khi bán cát, đá cho các DN (ít hơn thực tế đã bán hoặc không lập hoá đơn)".

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.