ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 26-1-25 14:41:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đi B

Báo Cà Mau Nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Thể nằm trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau. Gian trước dành một khoảng khiêm tốn làm phòng mạch, thỉnh thoảng có vài bệnh nhân quen tới khám. Kế trong là bàn tiếp khách. Khắp phòng treo khá nhiều tranh ảnh nghệ thuật. Một cây đàn trên giá. Khi không có bệnh nhân thì ông thường ôm đàn, phong cách rất nghệ sĩ, và ông cũng thích giao du với giới văn nghệ sĩ Cà Mau.

Người già hay sống hoài niệm, đánh đàn cũng là cách ông giải toả tâm tư, gửi gắm nỗi niềm. Khi tôi hỏi chuyện đi B, vị bác sĩ ngoài “bát thập” lại bồi hồi...

Ðánh đàn, gặp gỡ bạn bè là niềm vui tuổi xế chiều của Bác sĩ Nguyễn Văn Thể.

Ðánh đàn, gặp gỡ bạn bè là niềm vui tuổi xế chiều của Bác sĩ Nguyễn Văn Thể.

Tiếng gọi miền Nam

Là học sinh miền Nam, tập kết ra Bắc năm 12 tuổi, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1970, Bác sĩ Thể được phân công về Nam, gọi là đi B.

“Có tên vậy, nhưng không bắt buộc đi, phải đủ sức khoẻ và tinh thần tình nguyện tuyệt đối”, ông bảo.

“Miền Nam bom đạn đầy trời, mình có đắn đo khi trở về?”, tôi thăm dò. Giọng ông dứt khoát: “Không. Phấn khởi lắm, được về quê hương mà. Mười mấy năm xa quê rồi. Hai tiếng “miền Nam” thiêng liêng lắm, nhắc tới là cảm xúc dâng trào!...”.

Đường Trường Sơn đầy gian khổ, có những vách núi dựng đứng phải đu dây mới lên được. Khi thì lội qua suối sâu. Ông nói: “Cái hay là, lúc đó ai cũng được phát một tấm ni lông, ngoài che mưa còn dùng bọc ba lô cho khỏi ướt khi qua sông suối, vừa làm phao. Ròng rã 3 tháng trời trong rừng, cứ sáng sớm là hành quân, tới chiều nghỉ. Đi phải bám theo giao liên, không được chậm, chậm là bị lạc...”.

Năm 1961, Soạn giả cải lương Nguyễn Ngọc Cung (quê Cà Mau), người có rất nhiều sáng tác giá trị phục vụ văn nghệ kháng chiến, cũng đi B. Theo lời kể của anh Nguyễn Ngọc Bình (con trai soạn giả, hiện ngụ Phường 2, TP Cà Mau), cha anh ban đầu về công tác ở Chi hội Văn nghệ miền Nam, đóng tại U Minh. Một thời gian thì được điều lên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương Cục miền Nam, tại Tây Ninh. Năm 1966, trong một trận bừa của bom B52 vào căn cứ, ông và một số đồng đội đã hy sinh.

Hồi ấy, miền Bắc là hậu phương lớn, ngoài cưu mang, nhường cơm sẻ áo cho cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam tập kết, còn sản xuất, cung cấp lương thực, hàng hoá cho chiến trường miền Nam và chi viện người. Thuật ngữ “đi B” còn dành chỉ những người con miền Bắc thực hiện nghĩa cử cao đẹp này.

“Đi cùng đoàn về Nam còn có nhiều thanh niên từ miền Bắc. Mình về quê háo hức, chấp nhận gian khổ đã đành, còn họ vào nơi xa lạ, hiểm nguy nhưng cũng tuyệt nhiên không nghe một lời phàn nàn, than vãn”, Bác sĩ Thể thán phục.

“Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”, cuộc sống hoà bình, người lính đi B Ðỗ Anh Tuấn trở lại giấc mơ giảng đường đại học, làm thầy giáo, theo một nửa của mình về quê Cà Mau công tác, dạy dỗ bao thế hệ học trò. (Ảnh nhân vật cung cấp).

“Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”, cuộc sống hoà bình, người lính đi B Ðỗ Anh Tuấn trở lại giấc mơ giảng đường đại học, làm thầy giáo, theo một nửa của mình về quê Cà Mau công tác, dạy dỗ bao thế hệ học trò. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Tôi chợt nhớ và tìm gặp “anh bộ đội miền Bắc đi B” là Nhà giáo Ưu tú Đỗ Anh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), cũng là thầy dạy tôi từ hơn 30 năm trước. Qua thầy, tôi hiểu thêm phần nào câu chuyện đi B này.

“Quê thầy ở Hà Tây - Hà Nội. Lúc ấy hầu như gia đình nào cũng có người đi bộ đội, đóng góp cho miền Nam. Nhà thầy thì chưa có ai, trên là chị gái, dưới các em còn nhỏ, vậy là đang học lớp cuối cấp (lớp 10 hồi ấy), có đợt khám nghĩa vụ quân sự, thầy đăng ký ngay, mặc thầy chủ nhiệm can ngăn. Khi khám, sức khoẻ ổn, nhưng người thấp bé, nhẹ cân, chỉ 39 kg, bác sĩ khuyên học cho xong rồi đi, thầy không nghe. Biết đường Trường Sơn rất gian khổ và chiến trường miền Nam thì ác liệt nên thầy có ý chí rèn luyện dữ lắm. Sau hơn năm trời huấn luyện tại đơn vị, thầy tăng lên 46 kg, đeo được 33 kg, chỉ sau một anh đeo 35 kg”, thầy hào hứng nhớ lại.

Vậy là cuối năm 1972, thầy đi B. Tôi vẫn thăm dò như với Bác sĩ Thể: “Khi tình nguyện đi, thầy có suy nghĩ giữa sự sống và chết?”. Thầy trả lời ngay: “Nói chung không riêng mình, anh em cùng vào chiến trường B đều xác định đi là chết, không nghĩ đến ngày trở về, nhưng vẫn đi và quyết đi tới cùng. Hồi đó khí thế lắm, nhiệt huyết lắm. Anh em, đồng đội thầy, nhiều người còn xăm vô cánh tay dòng chữ “sinh Bắc, tử Nam”. Xác định như vậy thì nó nhẹ, chứ đi mà sợ chết thì làm sao dám ra trận”.

Biết trước ra đi là lao vào chỗ chết và bao người con miền Nam, miền Bắc đi B đã mãi không trở về, vậy mà người đi không hề nao núng, chẳng so tính thiệt hơn?! Chợt nhớ đến mấy câu trong trường ca của Nhà thơ Thanh Thảo mà nao lòng, nể phục:

“Chúng tôi đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”

(Trường ca “Những người đi tới biển”)

Một thời tuổi trẻ sống thật hay và cao đẹp biết dường nào!

Ấm tình đồng đội, nghĩa đồng bào

Vào Nam, đơn vị thầy thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 2, Sư đoàn 4, Quân khu 9. Địa bàn hoạt động trải dài từ Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu. Câu chuyện hành quân mấy năm trời nơi chiến trường ác liệt của bộ đội chủ lực mà chỉ gói gọn trong vài giờ thì không thể nào kể hết, nhưng vẫn sâu đậm trong thầy tình đồng đội và tình yêu thương của Nhân dân miền Nam.

“Hồi đó, các má, các chị cứ nói, thương nhất là bộ đội miền Bắc rồi mới đến bộ đội miền Nam. Bởi bộ đội miền Nam mà bệnh, bị thương, nhắn cái là có cha mẹ, người thân đến thăm; còn bộ đội miền Bắc vào trong này, sống chết thế nào cha mẹ không biết, thành ra thương lắm. Có lần thầy bị sốt rét (lúc đó ở cứ của đơn vị tại kênh xáng Nhà Lầu, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), mấy má, mấy chị tới thăm rồi khóc, về còn cho tiền. Mà mình khi ấy đang sốt mê man có biết gì, tỉnh lại nghe nói”. Những kỷ niệm thân thương như thế luôn ấm áp lòng thầy.

Trong câu chuyện, tình đồng đội được thầy nhắc nhiều và đầy xúc động. “Bạn của thầy nhiều người hy sinh lắm. Thầy nhớ hồi ấy có quy định, khi đi B không được ghi bất cứ địa chỉ nào, sợ nhất đối phương lấy được đồ đạc, thấy địa chỉ rồi đưa lên đài tuyên truyền này nọ, tác động đến tâm lý đồng đội, người nhà mình. Thế là khi huấn luyện, tổ 3 người gồm thầy, 2 anh Huyền, Minh bàn tính, đi chiến trường chẳng biết sống chết ra sao, phải học thuộc địa chỉ của nhau, để đứa nào chết thì những đứa còn lại biết, báo cho gia đình. Khi vào, cùng trung đoàn nhưng khác đơn vị, lâu lâu gặp nhau cũng kiểm tra coi còn nhớ không. Cuối cùng 2 người bạn ấy hy sinh”, giọng thầy bùi ngùi.

Một hồi ức đẹp khác về tình đồng đội: “Lúc về miền Tây, sau khi hành quân qua đất Campuchia, qua kênh Vĩnh Tế, đến Tỉnh đội Long Châu Hà (Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên bấy giờ), thầy bị sốt rét, đơn vị tính bàn giao cho Tỉnh đội Long Châu Hà. Chiều đó chuẩn bị hành quân (đêm đi, ngày nghỉ), bạn bè, đồng đội đến chia tay, họ ôm thầy khóc và bảo, vào đến đây rồi mà phải bỏ mày nơi này, tụi tao đi...; bom đạn chiến trường không biết có còn được gặp lại... Thầy cảm động quá, đang sốt quyết gượng dậy đi luôn. Ba lô đồng đội đeo giúp, mình chỉ quảy súng đạn. Cứ lội hết con kênh này đến kênh nọ, quần áo hơi se khô lại ướt tiếp, thậm chí có đoạn lội sình lầy quá gối... Thấy đường dài, vất vả mà đồng đội còn đeo thêm ba lô của mình, thầy lấy lại đeo. Hành quân như vậy tới sáng, hết sốt luôn”.

Với Nhà giáo Ưu tú Ðỗ Anh Tuấn (bìa phải), tình đồng đội càng bền chặt qua những lần gặp gỡ, thăm hỏi, họp mặt cùng nhau. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Với Nhà giáo Ưu tú Ðỗ Anh Tuấn (bìa phải), tình đồng đội càng bền chặt qua những lần gặp gỡ, thăm hỏi, họp mặt cùng nhau. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Thêm một kỷ niệm khó quên được thầy kể: “Cuối năm 1974, trong trận đánh Chi khu Hương Long ở Gò Quao, Kiên Giang, đơn vị thầy được giao nhiệm vụ ém trong ruộng lúa để đánh đón đầu 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 31 địch tới giải vây. Thầy đi đầu, bị trúng đạn, một đồng đội nói: “Thằng Tuấn bị thương rồi”, thế là tất cả tràn lên, lòng căm thù như đẩy lên cao, không còn biết sợ”...

Bác sĩ Nguyễn Văn Thể khi về Nam tham gia phục vụ chuyên môn cho các đơn vị và sau giải phóng tiếp tục cống hiến sức mình cho quê hương đến ngày nghỉ hưu. Còn người lính trẻ Đỗ Anh Tuấn thì thực hiện tiếp giấc mơ giảng đường đại học và làm thầy giáo. Trong những bài giảng của thầy thấp thoáng những hố bom, những cuộc hành quân gian khổ, lý tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ một thời từng được trải... làm cuốn hút bao thế hệ học trò.

Bao nhiêu năm rồi, đất nước khoác lên mình sắc màu tươi mới, thời gian phủ dầy lên ký ức, nhưng tình đồng đội thì vẫn vẹn nguyên. Những nén hương cho người ngã xuống, những cuộc họp mặt, những chuyến thăm nhau càng bền chặt nghĩa tình.

Còn với đất nước, non sông, những câu chuyện đẹp của một thời “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” ấy, thì vẫn luôn rì rầm nhắc nhớ...

 

Trang Anh

 

Ăn Tết ở làng rừng

Tôi đang mở trường tư thục, dạy trên 150 học trò. Bí thư Chi bộ xã Lương Hoà là đồng chí Tư Tài, đem nghị quyết Tỉnh uỷ Bến Tre rút tôi về Ban Văn nghệ tỉnh. Chưa kịp thu xếp đi, thì má tôi (bà Hồ Thị Luỹ) ở Cà Mau qua tới. Má tôi chẻ trái chuối xiêm ra, đưa cho tôi lá thư ngắn của anh Hai Thống (Trần Hữu Vịnh, Bí thư xã Khánh Bình Tây, sau này là Phó bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kèm theo mấy lời chú Chín Thép, Uỷ viên Thường vụ xã (viết chung ý là “Đám giỗ làm lớn cúng ông bà, chú phải về quê nhà để cúng ông bà báo hiếu”).

Về địa chỉ đỏ...

Những ngày giáp Tết, lực lượng đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh Cà Mau có chuyến về nguồn thăm các di tích lịch sử tiêu biểu

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng