ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 31-12-24 00:20:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Báo Cà Mau Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Những người trực tiếp đùm bọc, chăm sóc cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Tỉnh đội ngày ấy giờ không còn, song câu chuyện máu thịt quân - dân được tiếp nối qua thế hệ con cháu của họ và sẽ mãi lưu truyền theo dòng chảy thời gian.

Những cựu chiến binh, con cháu của các gia đình trực tiếp đùm bọc, chở che cán bộ, chiến sĩ Tỉnh đội ngày ấy cùng nhắc nhớ về khu căn cứ ngày xưa.Những cựu chiến binh, con cháu của các gia đình trực tiếp đùm bọc, chở che cán bộ, chiến sĩ Tỉnh đội ngày ấy cùng nhắc nhớ về khu căn cứ ngày xưa.

Cựu chiến binh Lê Văn Bông (71 tuổi) nhớ lại, thời đó nhà ông không lớn, vậy mà lúc nào cũng có bộ đội ở. Mẹ ông (bà Trần Thị Ngọc) vừa chăm con nhỏ, vừa chu toàn cơm nước cho bộ đội. Bà luôn trong tâm thế cảnh giác, khi có động tĩnh là ra hiệu để mấy chú ẩn náu dưới hầm sau vườn.

“Mẹ thường dạy anh em chúng tôi phải noi theo các anh, các chú, đi đánh giặc. Lớn lên, tôi tham gia du kích ấp, bộ đội thị xã Cà Mau, rồi biên chế vào Tiểu đoàn U Minh 3 cho đến ngày thống nhất đất nước”, cựu chiến binh Lê Văn Bông bộc bạch.

Nhắc nhớ dấu ấn thời kháng chiến trên quê hương, những cụ ông, cụ bà cứ huyên thuyên những câu chuyện đầy cảm động của người dân Lý Ấn dành cho cách mạng, cho cán bộ, chiến sĩ.

Những cựu chiến binh ấp Lý Ấn tự hào truyền thống quê hương, giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối dựng xây.Những cựu chiến binh ấp Lý Ấn tự hào truyền thống quê hương, giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối dựng xây.

Theo lời kể của cựu chiến binh Phan Tuyết Mai (75 tuổi), có lần địch lùng sục vào nhà, ngay lúc bộ đội đến lấy cơm, bà Mai ra hiệu cho các chú rút, nhưng không kịp, một tên lính bắn bộ đội bị thương, rồi tiếp tục tra hỏi những người trong gia đình, đánh làm lưng bà bị thương, đến nay vẫn còn sẹo. Khi lính rút, gia đình bà kịp thời băng bó vết thương cho bộ đội trong khi chờ lực lượng quân y đến.

Chính nhờ cảm tình với bộ đội, một lòng theo cách mạng mà hầu hết các gia đình ở ấp Lý Ấn đều động viên người thân nhập ngũ, đánh giặc. Như gia đình cựu chiến binh Trịnh Văn Toán có 9 anh chị em thì có 3 liệt sĩ, 4 cựu chiến binh. Ông Toán hồi nhớ, đất này thời đó toàn dừa, chuối, tre, trúc, hầu như sau vườn nhà ai cũng đào 1-2 hầm trú ẩn, chủ yếu để che chở bộ đội. Vườn nhà ông Toán lúc đó là bệnh viện dã chiến, nên thường thấy bộ đội bị thương, có khi phải cưa tay, cưa chân chôn tại đất này.

“Tôi còn nhớ lúc đó nội tôi được các chú bộ đội kêu bằng má Chín (tên thật Châu Thị Có), bà là thành viên của Hội Mẹ chiến sĩ, đóng vai trò nòng cốt trong phong trào ủng hộ bộ đội, du kích và nuôi quân diệt giặc. Bà yêu thương những chiến sĩ như con cháu ruột thịt”, cựu chiến binh Trịnh Văn Toán bộc bạch.

Nói sao hết những tấm lòng, những nghĩa cử đầy cảm động của đồng bào, của các mẹ, các chị dành cho cách mạng trong những tình thế hiểm nghèo nhất. Vào dịp Tết hay mừng công chiến thắng, các chị, các mẹ xúm xít cùng bộ đội quết bánh phồng, gói bánh tét, ăn uống đơn sơ nhưng đậm nghĩa tình quân - dân. 63 gia đình trực tiếp đùm bọc, chở che cán bộ, chiến sĩ Tỉnh đội ngày ấy tuyệt đối giữ bí mật, đồng lòng góp từng nắm gạo, con cá, mớ rau nuôi bộ đội mạnh khoẻ, để bộ đội yên tâm làm việc lớn.

Từ khu căn cứ này, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Cà Mau đã đưa ra nhiều quyết định sáng suốt chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh lập nên những chiến công vang dội, góp phần cùng toàn dân đánh bại nhiều chiến dịch, chiến thuật, âm mưu, thủ đoạn của giặc, bẻ gãy từng trận, tiêu diệt, bức rút, bức hàng nhiều đồn bót của địch, bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ đồng bào, bảo vệ vùng căn cứ.

Tiếp nối truyền thống cách mạng, con cháu của những gia đình đùm bọc, chở che cán bộ, chiến sĩ Tỉnh đội hầu hết đều xung phong vào bộ đội, góp sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thời kỳ xây dựng quê hương đổi mới, những cựu chiến binh ấy luôn tiên phong trong các phong trào thi đua, xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Ấp Lý Ấn đi đầu trong các phong trào thi đua, góp phần đưa xã Hưng Mỹ hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.Ấp Lý Ấn đi đầu trong các phong trào thi đua, góp phần đưa xã Hưng Mỹ hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Ông Trần Nhị Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Lý Ấn, phấn khởi: “Nhân dân nơi đây chung sức, đồng lòng trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới nâng cao. Ấp có 632 hộ, hiện chỉ còn 1 hộ nghèo. Cùng với sản xuất tôm - lúa, bà con cải tạo vườn tạp trồng rau màu, chăn nuôi tăng thu nhập. Chúng tôi đang triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn chứng nhận quốc tế (ASC) cho 105 hộ, quy mô 150 ha. Năm 2024, Chi bộ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Ðảng uỷ chọn tổ chức đại hội điểm”.

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh đội ở Xẻo Trê sừng sững Tượng đài chiến thắng - biểu tượng của tinh thần đấu tranh cách mạng hào hùng, tình đoàn kết quân - dân bền chặt trong trang sử vẻ vang của đất Cà Mau. Giá trị tốt đẹp ấy mãi trường tồn để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tiếp nối dựng xây quê hương, đất nước, xây dựng vùng căn cứ ngày càng đổi mới./.

 

Mộng Thường

 

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.